Nếu người bị kiện hủy bỏ Quyết định bị khởi kiện nhưng người khởi kiện không rút đơn khởi kiện thì Tòa án vẫn tiếp tục xem xét tính hợp pháp của quyết định hành chính bị kiện và

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn tập luật tố tụng hành chính 2022 (Trang 53 - 55)

quyết định hành chính hủy bỏ quyết định hành chính bị kiện. Để là căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án thì phải có sự đồng ý của người khởi kiện. CSPL: Điểm e khoản 1 Điều 143 Luật TTHC.

2. Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính, ông Tuấn bổ sung yêu cầu khởikiện đề nghị Tòa án hủy quyết định số Quyết định số 3789 QĐ-UBND và Quyết định số kiện đề nghị Tòa án hủy quyết định số Quyết định số 3789 QĐ-UBND và Quyết định số 3790/QĐ-UBND. Theo anh (chị), việc bổ sung này có được Tòa án chấp nhận không? Nếu việc bổ sung này được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm thì quyết định của Tòa án có gì khác biệt không? Tại sao?

Tại phiên tòa xét xử, người khởi kiện được quyền sửa đổi, bổ sung, thay đổi yêu cầu khởi kiện nhưng không được vượt quá yêu cầu khởi kiện ban đầu (Khoản 1 Điều 173 Luật TTHC)

“Vượt quá yêu cầu khởi kiện ban đầu” là việc người khởi kiện khi bổ sung yêu cầu khởi kiện làm phát sinh quan hệ pháp luật mới.

Ở đây, ông Tuấn đã bổ sung yêu cầu khởi kiện thêm hai quyết định số 3789 QĐ-UBND và Quyết định số 3790/QĐ-UBND tuy nhiên không làm phát sinh thêm quan hệ pháp luật mới. Do đó, yêu cầu của ông Tuấn có thể được chấp nhận. (không biết gì lun)

Nếu ở giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án: Ông Tuấn được quyền bổ sung, thay đổi, sửa đổi yêu cầu khởi kiện mà không bị giới hạn bởi phạm vi khởi kiện ban đầu vì lúc này lúc này vẫn còn thời gian để các bên xem xét, đánh giá yêu cầu và giao nộp chứng cứ (Điều 8; Điều 138)

3. Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 04/02/2017, Tòa án đã bác đơn khởi kiện của ôngTuấn vì cho rằng yêu cầu khởi kiện không có căn cứ pháp luật. Do ông Tuấn kháng cáo Tuấn vì cho rằng yêu cầu khởi kiện không có căn cứ pháp luật. Do ông Tuấn kháng cáo nên vụ án được đưa ra xét xử phúc thẩm, bản án hành chính phúc thẩm tuyên “căn cứ khoản 1 Điều 241Luật Tố tụng hành chính bác kháng cáo giữ nguyên bản án hành chính sơ thẩm, đồng thời căn cứ vào Khoản 2 Điều 241 Luật Tố tụng hành chính, sửa một phần án sơ thẩm tuyên hủy quyết định số 2944/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND thành phố BH, tỉnh ĐN…”. Anh (chị) hãy nhận xét về phán quyết trên của Hội đồng xét xử phúc thẩm?

Phán quyết trên của HĐXX phúc thẩm là không phù hợp vì khi Tòa phúc thẩm đã căn cứ vào khoản 1 Điều 241 Luật TTHC bác kháng cáo, giữ nguyên bản án sơ thẩm rồi thì không được sửa bản án sơ thẩm nữa vì việc sửa bản án sơ thẩm là trong trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm quyết định không đúng pháp luật trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 241 Luật TTHC.

Bài tập 2:

Năm 2008 bà Châu được mẹ là bà Lan (đã mất năm 2012) tặng cho căn nhà tại quận X, thành phố H (hợp đồng tặng cho được công chứng hợp lệ). Ngày 04/8/2015 Ủy ban

nhân dân quận X (thành phố H) đã cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở cho bà Châu. Do có đơn khiếu nại của bà Phụng là chị ruột bà Châu, ngày 25/02/2016 Ủy ban nhân dân quận X ra Quyết định số 1518/QĐ-UBND thu hồi, hủy bỏ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở đã cấp cho bà Châu. Ngày 18/7/2016 bà Châu khởi kiện ra Tòa án yêu cầu hủy Quyết định số 1581/QĐ-UBND.

1. Xác định thành phần, tư cách của những người tham gia tố tụng trong vụ án trên.

Xác định tư cách đương sự:

- Người khởi kiện: bà Châu vì bà đã có hành vi khởi kiện đối với quyết định hành chính của UBND quận X. CSPL: Khoản 8 Điều 3 Luật TTHC.

- Người bị kiện: UBND quận X vì trong vụ án này quyết định bị khởi kiện là Quyết định 1581/QĐ-UBND do UBND quận X ban hành. CSPL: Khoản 9 Điều 3 Luật TTHC.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn tập luật tố tụng hành chính 2022 (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w