TỔNG HỢP BÀI THẢO LUẬN TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn tập luật tố tụng hành chính 2022 (Trang 57 - 58)

- CSPL: Điều 274 Luật TTHC.

TỔNG HỢP BÀI THẢO LUẬN TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH

1. Nếu không có kháng cáo của đương sự hoặc kháng nghị của Viện kiểm sát thìkhông có thủ tục xét xử phúc thẩm. không có thủ tục xét xử phúc thẩm.

Nhận định đúng,

CSPL: Điều 203 Luật TTHC.

Giải thích: Kháng cáo của đương sự hoặc kháng nghị của VKS là một điều kiện bắt buộc để phát sinh thủ tục xét xử phúc thẩm. Hay nói cách khác, nếu không có kháng cáo hoặc kháng nghị thì không có thủ tục XXPT.

2. Đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm được xét xử đúng quy địnhcủa pháp luật thì đương sự không được quyền kháng cáo. của pháp luật thì đương sự không được quyền kháng cáo.

Nhận định sai.

CSPL: Điều 204 Luật TTHC.

Giải thích: Theo Luật TTHC thì kháng cáo là quyền của các đương sự. Theo đó, khi đương sự không đồng ý với bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm thì đương sự có thể kháng cáo yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại, việc kháng cáo này không phụ thuộc vào tính đúng sai của bản án, quyết định sơ thẩm.

3. Quyết định công nhận đối thoại thành có thể là đối tượng kháng cáo theo thủ tụcxét xử phúc thẩm. xét xử phúc thẩm.

Nhận định sai,

CSPL: Điều 204, Điều 140 Luật TTHC.

Giải thích: Đối tượng kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm là bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật.

Quyết định công nhận đối thoại thành có hiệu lực thi hành ngay, không thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm

4. Người kháng cáo có thể bổ sung thêm yêu cầu khởi kiện mới trong đoạn xét xửphúc thẩm. phúc thẩm.

Nhận định sai.

Giải thích: Người kháng cáo chỉ bổ sung đơn kháng cáo khi có yêu cầu của Tòa án sơ thẩm trong trường hợp đơn kháng cáo chưa đúng quy định. Luật tố tụng hành chính không quy định việc người kháng cáo có thể bổ sung yêu cầu khởi kiện mới ở giai đoạn xét xử phúc thẩm. Mặt khác bản chất của kháng cáo là để xem xét lại bản án sơ thẩm tại cấp phúc thẩm nên việc bổ sung yêu cầu khởi kiện mới trong giai đoạn xét xử phúc thẩm là không hợp lý.

5. Đơn kháng cáo phải do đương sự trong vụ án là người ký tên hoặc điểm chỉ.

Nhận định sai. CSPL: Điều 205

Giải thích: Trường hợp thuộc khoản 4, 5, người đại diện theo pháp luật của đương sự có thể tự mình làm đơn kháng cáo và ký tên hoặc điểm chỉ ở đơn kháng cáo.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn tập luật tố tụng hành chính 2022 (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w