Rủi ro tín dụng tại VPbank giai đoạn 2015 - 2018 diễn biến khá phức tạp. Biểu hiện rõ nhất là dư nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu còn cao, tỷ trọng các nhóm nợ có rủi ro cao có xu hướng tăng.
2.1.3.1 Tình hình nợ quá hạn giai đoạn 2015 - 2018
Bảng 5: Nợ quá hạn giai đoạn 2015 - 2018
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất VPbank)
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng là một trong những Ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn cao trong hệ thống các NHTM. Tuy nhiên trong các năm từ 2014 đến 2016, Ngân hàng VPbank đều duy trì ổn định tỷ lệ nợ quá hạn trong mức xấp xỉ 6%. Bước vào năm 2017, nền kinh tế đang trên đà phục hồi, GDP tăng cao và tỷ lệ lạm phát giữ ở mức độ ổn định (3,53%), điều này đã tạo đà cho hoạt động kinh doanh, quản trị rủi ro của VPbank có tín hiệu tốt khi tỷ lệ nợ quá hạn giảm xuống mức 5,32%.
Bảng 6: Nợ xấu giai đoạn 2015 - 2018
2015 2016 2017 2018 Tổng quỹ trích lập DPRR 805,400 1,243,538 8,000,000 11,252,000 Tỷ lệ trích lập DPRR 32.4% 35,6% 36,8% 40.6% Tỷ lệ trích lập DPRR/LN thuần từ HĐKD 26.5% 30,6% 35% 55%
Tỷ lệ nợ xấu tại một SO ngàn hàng lớn hiện nay Tỷ lệ nợ ×Au tinh trển tòng ơư nợ Cho v∙y tfl ngểy 30/9. Đon Vf: %
Hình 4: Tỷ lệ nợ xấu tại một số NTHM
(Nguồn: www.cafebiz.vn)
VPBank được các chuyên gia nhận định là Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao trong khối các NHTM. Tuy nhiên trong giai đoạn từ 2015 đến 2016, ngân hàng này vẫn giữ mức độ nợ xấu dưới mức 3%, đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh.
Theo số liệu của VPBank, nợ xấu của ngân hàng này đang tăng nhanh. Hồi cuối năm 2017, nợ xấu VPBank là 6.200 tỷ đồng, chiếm 3,4% tổng cho vay khách hàng. Sau 6 tháng đầu năm, tỷ lệ này tăng lên trên 4% và đến cuối tháng 9 vừa qua tiếp tục lên 4,7%. Nguyên nhân chủ yếu đến từ hoạt động của mảng sản phẩm FE Credit đang gặp vấn đề: (i) Tỷ lệ nhân viên nghỉ việc nhiều hon do bị đối thủ thu hút nhân sự; (ii) Khách hàng thay đổi số điện thoại sau khi vay vốn, khiến FE Credit gặp khó khăn khi nhắn tin, gọi điện báo nợ; (iii) Công suất thu hồi nợ của nhân viên FE Credit cũng giảm sút. VPbank đã và đang xây dựng hệ thống quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế Basel II.
47
2015 2016 2017 2018
Nợ đủ tiêu chuẩn 90,806,251 106,033,580 163,809,825 202,025,765
Nợ cần chú ý 3,444,597 4,253,062 12,656,366 11,667,993
Nợ dưới tiêu chuẩn 560,560 793,284 3,166,441 4,217,034
Nợ nghi ngờ 444,032 622,665 1,996,441 1,691,988 Nợ có khả năng mất vốn 1,340,863 865,723 1,067,140 1,857,243 Tổng 96,596,303 112,568,314 182,666,213 221,460,023 Bảng 7: Trích lập DPRR giai đoạn 2015 -2018
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất VPbank)
Ket quả lợi nhuận của các ngân hàng bị ảnh hưởng đáng kể từ việc trích lập dự phòng rủi ro hay cụ thể hơn là tình hình xử lý nợ xấu, kiểm soát chất lượng tín dụng . Nhiều ngân hàng phải dùng đến hơn một nửa lợi nhuận cho chi phí dự phòng rủi ro trong năm qua. Ngân hàng coi phương án trích lập dự phòng rủi ro là một trong những cách để xử lý nợ xấu. Hiện nay, lợi nhuận của nhiều ngân hàng thương mại đang được chủ động hy sinh nhằm gia tăng trích lập DPRR để cải thiện tình hình nợ xấu.
Qua số liệu ở bảng trên, có thể dễ dàng nhận thấy rằng trong những năm gần đây, VPbank càng trích lập dự phòng rủi ro nhiều hơn cho các khoản nợ. Khi tổng dư nợ tăng lên, ngân hàng cũng phải đối mặt với việc số dự phòng trích lập trong kỳ tăng tương ứng. Nguyên nhân xảy ra điều này là do tình trạng tăng trưởng dư nợ nóng do những thay đổi trong chiến lược kinh doanh của VPbank trong những năm gần đây. Cụ thể hơn là do VPbank có những sản phẩm cho vay tín chấp với mức độ rủi ro cao nên làm cho lượng trích lập DPRR cũng tăng theo. Tuy việc trích lập DPRR lớn sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của Ngân hàng nhưng việc làm này chứng tỏ một bước đi đúng đắn của VPbank trong việc giữ an toàn cho hoạt động Ngân hàng.
Bảng 8: Chất lượng tín dụng giai đoạn 2015 -2018
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất VPbank)
Ngoài việc tăng trưởng dư nợ tín dụng, trong những năm gần đây, chất lượng tín dụng của VPbank cũng là vấn đề được chú trọng quan tâm hàng đầu. Các số liệu về tỷ trọng nợ đủ tiêu chuẩn đã phản ánh chính xác chất lượng tín dụng được cải thiện của VPbank qua từng năm 2015 - 2018 lần lượt đạt 94%, 94,19%, 89,66%, 91,22%.
Tuy nhiên đồng hành với sự tăng trưởng tín dụng nóng cũng đem lại nhiều rủi ro, khó khăn cho VPbank khi tỷ lệ Nợ có khả năng mất vốn tăng lên xấp xỉ 50% so với năm 2014. Năm 2015 cũng là năm đầu tiên VPbank tiến hành mở rộng dịch vụ cho vay tín chấp đối với đối tượng KH cá nhân và KH doanh nghiệp thuộc phân khúc vừa và nhỏ. Điều này có thể lý giải cho việc tỷ lệ Nợ có khả năng mất vốn tăng cao vào năm 2015, dẫn đến công tác quản trị rủi ro với đối tượng KH này còn khá mới mẻ. Đến năm 2016, tỷ lệ này đã giảm đi và duy trì ổn định đến hiện nay đã cho thấy công tác quản trị rủi ro của VPbank đã được cải thiện, đưa ra được những mô hình, chính sách để quản trị tốt hon đối với các khoản vay tín chấp này.