Chất lượng của nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong quá trình áp dụng, triển khai Basel II vào công tác quản trị RRTD. Do đó, ngân hàng cần phải có các chương trình đào tạo phù hợp, với mục tiêu rõ ràng cho cán bộ, nhân viên ngân hàng. Ngân hàng thương mại cần đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên tinh thông nghiệp vụ; xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi, chuyên sâu về từng lĩnh vực kinh doanh, từng sản phẩm của ngân hàng.
Cần tuyển chọn, đào tạo nhân sự có chất lượng, gắn bó lâu dài với ngân 78
người là nhân tố quan trọng nhất, bởi nếu không có nguồn nhân lực chất lượng thì các hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu hiện đại và mô hình phức tạp đến đâu cũng không thể sử dụng hiệu quả.
Đối với phân công công việc và đánh giá kết quả làm việc: Việc xác định KPI (Key Performance Indicator) - chỉ số đánh giá hiệu quả công việc đang được triển khai thông qua các bảng mô tả công việc, có thể thấy vấn đề bất cập đó là quá trình giao KPI ngược, mang tính chủ quan. Trong khi đó, theo chuẩn mực Basel II thì việc xác định KPI phải xuất phát từ mục tiêu kinh doanh, hoạch định kinh doanh trên cơ sở rủi ro.
3.3 Kiến nghị
3.3.1 Kiến nghị với chính phủ
Áp dụng các nguyên tắc và chuẩn mực Basel II vào quản trị RRTD trong hoạt động kinh doanh của các NHTM là một vấn đề rất lớn, không phải chỉ riêng đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam. Để thực hiện những giải pháp trên đây, những khuyến nghị chính sách sau đây cần được nghiên cứu và triển khai áp dụng
3.3.1.1. Chính phủ cần cho phép đổi mới hoạt động của NHNN Việt Nam
hướng tới các chuẩn mực của Ngân hàng Trung ương trong nền kinh tế thị
trường
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng quản trị RRTD trong hoạt động của Ngân hàng nói chung, hoạt động thanh tra, giám sát và KSRR nói riêng của NHNN đối với hoạt động kinh doanh của hệ thống các NHTM trong giai đoạn 2010 -2018, theo tác giả, để góp phần thực hiện thành công việc áp dụng Basel II vào công tác quản trị RRTD, bản thân hoạt động của NHNN cũng cần được đổi mới và hoàn thiện theo hướng trở thành một NHTW thực sự như các nước có nền kinh tế thị trường trên thế giới. Luận văn sẽ đưa ra một vài kiến nghị cơ bản như sau:
Thứ nhất, xác lập vị thế độc lập tương đối của NHNN đối với Chính phủ.
Thực tế ở nhiều nền kinh tế thị trường đã chỉ ra rằng mức độ độc lập tương đối của NHTW và Chính phủ là thực sự cần thiết để đảm bảo vai trò, chức năng nhiệm của của NHTW đối với ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế. Tại Việt Nam hiện nay, đã đến thời điểm cần phải xác định rõ mức độ độc lập của NHNN với Chính phủ
hoạt động của hệ thống TCTD một cách hiệu quả, có trách nhiệm thực sự. Cụ thể là: (i) Độc lập của NHNN trong xây dựng cơ chế hoạt động và vận hành các công cụ, phương thức quản lý đối với hoạt động của hệ thống các TCTD theo nguyên tắc thị trường và thông lệ quốc tế. NHNN cần phải được độc lập về hoạt động cần xây dựng những nguyên tắc để đảm bảo rằng NHNN là người cho vay cuối cùng của nền kinh tế, không thực hiện những nhiệm vụ bao cấp về tài chính cho nền kinh tế như tài trợ bội chi NSNN bằng phương thức cho vay trực tiếp, tài trợ các chương trình phát triển, tái cấp vốn, xóa nợ...; (ii) Độc lập về mặt tổ chức và nhân sự của NHNN: Cơ quan NHNN nói chung và bộ máy CQTTGSNH nói riêng được bổ nhiệm sao cho hoạt động của NHNN và CQTTGSNH có khả năng độc lập, khách quan. Chính phủ cần xây dựng đề án kiến nghị với Quốc hội bổ sung sửa đổi Luật Ngân hàng Nhà nước, theo đó tăng cường quyền tự chủ tài chính cho NHNN.
Thứ hai, xác lập vị thế tài chính để đảm bảo sự chủ động trong hoạt động
quản lý, điều hành và giám sát của NHNN. Vị thế của NHNN Việt Nam hiện nay rất hạn chế và điều này làm giảm hiệu quả các hoạt động điều tiết mang tính chức năng của NHNN. Để có thể thực hiện kiểm soát hoạt động kinh doanh của các NHTM theo Basel II, giống như NHTW ở các quốc gia khác, NHNN Việt Nam cần có vị thế tài chính đủ để có thể tự chủ và độc lập trong thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ trực tiếp cho các NHTM và gián tiếp thông qua can thiệp vào thị trường tiền tệ. Để giải quyết vấn đề này, Luật NHNN Việt Nam cần được đề xuất sửa đổi, theo hướng sẽ cần cấp vón chủ sở hữu với quy mô nhất định, đồng thời hoạt động thu - chi tài chính cũng cần được xác định để đảm bảo sự chủ động trong điều tiết, quản lý thị trường và hoạt động của NHTM.
3.3.1.2. Cần có sự hỗ trợ đối với Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng
Thương mại triển khai đề án áp dụng Basel II
Đề nghị Chính phủ khuyến khích và có biện pháp hỗ trợ về mặt Nhà nước cho NHNN và các NHTM Việt Nam khi triển khai thực hiện Đề án áp dụng Basel II, trước mắt là hỗ trợ NHNN và các NHTM thực hiện trong giai đoạn thí điểm đến năm 2020. Đề án “Phát triển ngành NH Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”. Trên thực tế, cả NHNN và các NHTM Việt Nam tham gia Đề án thí điểm áp dụng Basel II đều gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và tài chính, quy
trình, quy chế để đảm bảo việc triển khai hoạt động theo đúng chuẩn mực Basel II. Một mặt, Chính phủ cần hỗ trợ NHNN xây dựng lộ trình và kế hoạch cụ thể cho từng nhóm ngân hàng theo kinh nghiệm của Mỹ và Trung Quốc trong việc phân loại thành từng nhóm theo quy mô, đặc biệt với quy mô lớn và hoạt động quốc tế cần bắt buộc thực hiện áp dụng QTRR theo Basel II.
Chính phủ cho phép tăng cường cổ phần hóa ở mức cao 110'11 đối với các NHTM cổ phần nhà nước, giúp các NHTM này có đủ điều kiện về năng lực tài chính cho triển khai áp dụng Basel II cũng như tạo điều kiện hỗ trợ các NHTM Việt Nam có thể hiện đại hóa công nghệ ngân hàng trên co sở ứng dụng công nghệ thông tin IT.
3.3.1.3. Hoàn thiện mô hình tổ chức đảm bảo hiệu lực và hiệu quả cho
hoạt
động của Ngân hàng Nhà nước
Bài học kinh nghiệm từ việc áp dụng Basel II vào quản trị RRTD trong hoạt động của các NHTM ở một số nước trên thế giới cho thấy mô hình tổ chức của
CQTTGSNH của NHNN Việt Nam cần phải được đổi mới theo hướng tăng cường
hiệu lực và hiệu quả thông qua xác định rõ quyền hạn và tính độc lập, khách quan trong hoạt động. Mặc dù là một đon vị thuộc NHNN, song CQTTGSNH cần có những co chế đặc thù để hạn chế tác động của Hội đồng Thống đốc và những áp lực từ các mục tiêu kinh tế - xã hội để có thể giám sát và kiểm soát một cách khách quan tình hình rủi ro của các NHTM. Trên co sở đó, CQTTGSNH có trách nhiệm thực hiện minh bạch và công khai hóa kết quả thanh tra, giám sát rủi ro của các NHTM và chỉ có như vậy, hiệu lực và hiệu quả thanh tra, giám sát và KSRR mới có thể được đảm bảo.
3.3.1.4. Sự đầy đủ, thống nhất và khoa học của hệ thống văn bản pháp
quy
Ngoài các văn bản về co sở pháp lý cần thiết hoạt động KSRR trong hoạt động kinh doanh của các NHTM theo Basel II còn đòi hỏi điều kiện về sự đầy đủ, thống nhất và khoa học của các quy định về quản lý, điều tiết hoạt động và đảm bảo an toàn đối với các hoạt động kinh doanh của các TCTD. Điều này là một tất yếu, bởi lẽ hoạt động thanh tra, giám sát cần phải dựa vào các văn bản quy định và pháp
giờ đây cần phải được chuẩn hóa từ quá trình xây dựng, ban hành và có nội dung phù hợp với chuẩn mực quốc tế nói chung và của Basel II nói riêng. Yêu cầu này xuất phát từ cả 2 giác độ: (i) hệ thống văn bản quy định tiêu chuẩn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho CQTTGSNH và đảm bảo tính khách quan, trung thực của các kết luận thanh tra và giám sát; (ii) giúp các NHTM dễ dàng nhận thức, vận dụng và tuân thủ các quy định về quản lý, điều tiết và đảm bảo an toàn, đáp ứng yêu cầu về nội dung thanh tra, giám sát.
Ngân hàng Nhà nước cần ban hành các văn bản có căn cứ khoa học và thực tế về thời hạn áp dụng hay hiệu lực để tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM. Tương tự, việc thiết lập các tỷ lệ an toàn cần xác định mức độ phù hợp với mặt bằng các NHTM trong nước và đánh giá đúng mức độ ảnh hưởng đến hệ thống khi áp dụng các tiêu chuẩn trên để khuyến khích động viên các NHTM tích cực và tự giác áp dụng Basel II.
3.3.2 Khuyến nghị đối với Ngân hàng Thương mại
Nhìn chung, để xây dựng một hệ thống QTRR có hiệu quả theo tiêu chuẩn của Basel II, các NHTM Việt Nam có rất nhiều việc cần làm trong thời gian tới, tập trung vào các nội dung sau:
Tiếp tục bám sát và tuân thủ các văn bản pháp luật, quy định của NHNN Việt Nam về việc xây dựng và tăng cường hệ thống QTRR trong ngân hàng, trong đó có một số văn bản, quy định nổi bật như Thông tư số 02/2013/TT-NHNN; Thông tư số 36/2014/TT-NHNN; Thông tư số 44/2011/TT-NHNN; Thông tư số 49/2014/TT-NHNN...
Trong chiến lược và các chính sách của từng ngân hàng liên quan tới hoạt động QTRR, cần xác định lại mục tiêu cũng như nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động QTRR trong ngân hàng, coi đây là một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh từng của ngân hàng, chứ không phải là nhiệm vụ tuân thủ. Đặc biệt, đối với việc đảm bảo hệ số an toàn vốn CAR, các ngân hàng cần xác định lại mục đích là phục vụ cho công tác quản lý (tức là thu xếp vốn để bù đắp cho các tổn thất có thể xảy ra do rủi ro), chứ không chỉ phục vụ cho mục đích tuân thủ theo quy định của NHNN Việt Nam.
Cần chủ động hơn nữa trong công tác xây dựng hệ thống QTRR trong ngân hàng, trong đó cần chủ động áp dụng các quy định của NHNN liên quan tới QTRR, cũng như chủ động nghiên cứu, áp dụng các chuẩn mực/ nguyên tắc QTRR của Ủy ban Basel II như 16 nguyên tắc về quản trị RRTD; 10 nguyên tắc về QTRR lãi suất; 7 nguyên tắc về quản trị RRTN; 17 nguyên tắc của BIS về QTRR thanh khoản...
Xây dựng văn hóa QTRR trong nội bộ toàn ngân hàng, và phải đảm bảo nguyên tắc tuyên thủ các quy định về QTRR đã được phê duyệt. Nâng cao chất lượng hoạt động đo lường rủi ro trong hệ thống NHTM Việt Nam thông qua việc áp dụng các mô hình đo lường rủi ro tiên tiến. Từ kinh nghiệm đo lường trong quy trình QTRR của các ngân hàng trên thế giới, các ngân hàng Việt Nam có thể xem xét áp dụng các mô hình tiên tiến vào đo lường rủi ro như: mô hình XHTD nội bộ đối với RRTD; mô hình thời lượng (Duration), mô hình hệ số nhạy cảm (Factor Sensitivity - FS), mô hình giá trị có thể tổn thất VaR đối với rủi ro lãi suất; lập bảng chi tiết thời gian đáo hạn của các công cụ tài chính, bảng dòng tiền đối với rủi ro thanh khoản.
Tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ và nâng cao chất lượng công nghệ thông tin. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã khảo sát đối với cán bộ ngân hàng (2017) về sự hiểu biết đối với Hiệp ước Basel thì có 7% là hiểu rõ Hiệp ước này, còn 70% là đã từng nghe thấy nhưng không biết nhiều, thường chỉ nắm một vài chuẩn mực đơn giản như yêu cầu vốn tự có, hệ số CAR. Do đó, các NHTM cần tạo điều kiện cho cán bộ, nhân viên trau dồi kiến thức và nâng cao kinh nghiệm. Ngoài ra, công nghệ ngân hàng cần được nâng cấp và không ngừng cải thiện để cập nhật phương pháp đo lường, QTRR tiên tiến như mô hình đo lường tín dụng theo Basel II, mô hình thời lượng, mô hình VaR.
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin. Các ngân hàng hiện nay cần xây dựng hệ thống bảo mật thông tin và an toàn mạng kết hợp với việc nghiên cứu và thiết lập đường truyền dữ liệu, liên kết với mạng thông tin quốc gia để tạo thế chủ động cho ngân hàng. Các ngân hàng cần có sự kết nối, chia sẻ thông tin với nhau, trên cơ sở hỗ trợ của NHNN, để xây dựng một “kho dữ liệu” toàn diện, nhằm cung ứng nguồn thông tin chính xác cho các bộ phận chuyên môn có liên quan.
Xây dựng phương thức và lộ trình cụ thể để áp dụng Basel II trong nội bộ đối với từng ngân hàng, đảm bảo đúng lộ trình đề ra của NHNN Việt Nam, cũng như phù hợp với điều kiện, năng lực tài chính của mỗi NHTM.
3.3.2.1. Khuyến nghị về mức an toàn vốn tối thiểu
Phải thực hiện tăng trưởng vốn bền vững cho các NHTM. Theo đó, các NHTM cần chủ động thực hiện các giải pháp để tăng mức độ vốn như: i) Xây dựng chiến lược tăng vốn đi kèm sử dụng vốn hợp lý như phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu; ii) Cân nhắc lựa chọn cổ đông chiến lược trong nước và ngoài nước là các NHTM đã áp dụng Basel II để cùng hợp tác, chia sẻ, học hỏi và chuyển giao kinh nghiệm, công nghệ quản lý; iii) Cần có tầm nhìn chiến lược trong cân đối quyền lợi giữa cổ đông lớn và cổ đông nhỏ để tạo uy tín và lòng tin của nhà đầu tư; iv) Nghiên cứu phương án sáp nhập, mua lại ngân hàng để có sự chuẩn bị hiệu quả khi đóng vai trò hoặc là ngân hàng mua lại, hoặc là ngân hàng được mua lại. Các NHTM cần nghiên cứu và xây dựng mô hình, bộ phận chuyên trách về rủi ro. Khi đó, ngân hàng sẽ coi QTRR là hoạt động của ngân hàng và chủ động hơn trong việc QTRR. Một hội đồng rủi ro chung cần được xây dựng và có những hội đồng quản lý/bộ phận chuyên trách thành viên đối với từng khoản mục rủi ro khác nhau. Bên cạnh đó, phải xây dựng quy chế phối hợp QTRR hiệu quả giữa các hội đồng quản lý/bộ phận chuyên trách đó, nhằm đưa ra các quyết định quản trị đồng bộ, chính xác, hiệu quả.
3.3.2.2 . Kiến nghị đối với hoạt động quản trị rủi ro tín dụng
Trong công tác QTRRTD các NHTM cần xác định giới hạn tín dụng đối với khách hàng, thường xuyên xem xét các khoản vay, đánh giá những thay đổi hạng mức tín dụng của khác hàng. Xác định hạn mức tín dụng cho từng ngành nghề hoặc khu vực kinh tế cụ thể, cho từng vùng miền và sản phẩm để KSRR.
Bên cạnh đó, NHTM cũng cần triển khai kịp thời việc xây dựng hệ thống XHTDNB nhằm hỗ trợ cho hoạt động QTRR tín dụng thông qua. “Tiếp tục xây dựng và đổi mới hệ thống XHTDNB của từng NHTM theo hướng toàn diện, trong cả quá trình từ thẩm định, xét duyệt, cấp tín dụng, hồ sơ tín dụng đến quy trình đánh giá, xếp hạng, phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro; chính sách dự phòng rủi ro để quản lý quá trình phân loại nợ, trích lập, sử dụng
dự phòng để xử lý rủi ro; việc phân cấp, ủy quyền và xác định quyền hạn, trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân trong suốt quá trình này. Hệ thống XHTD nội bộ được xây dựng một cách thống nhất, rõ ràng, đảm bảo ở mức tối đa khách hàng