Để đảm bảo độ chính xác và kịp thời, việc dự báo các BCTC cần phải tiến hành theo một tuần tự nhất định.
Có nhiều phương pháp thực hiện dự báo BCTC, tuy nhiên trong phạm vi đề tài luận văn tác giả chỉ đề cập đến phương pháp dự báo BCTC thông qua tỷ lệ phần trăm so với DTT. Phương pháp dự báo này được thực hiện qua 3 bước sau:
- Bước 1: Xác định mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính với DTT. Tùy theo mối quan hệ giữa các chỉ tiêu với DTT, các nhà phân tích sẽ tiến hành xem xét và phân định thành các nhóm khác nhau: nhóm những chỉ tiêu thay đổi cùng chiều với DTT, nhóm những chỉ tiêu khơng thay đổi hoặc thay đổi không rõ ràng khi DTT thay đổi.
Để đảm bảo độ chính xác của việc phân loại các chỉ tiêu tài chính, cần phải sử dụng số liệu của nhiều kỳ kinh doanh trước đó.
- Bước 2: Xác định trị số của các chỉ tiêu tài chính: trên cơ sở DTT dự báo, mối quan hệ giữa các chỉ tiêu với DTT, nhà phân tích sẽ tiến hành xác định trị số của các chỉ tiêu đó.
- Bước 3: Xác định nhu cầu vốn bổ sung thừa hoặc thiếu: ứng với mức DTT khác nhau thì DN phải huy động mức vốn tương ứng để cân bằng giữa quy mô hoạt động và nhu cầu đầu tư. DN cần xác định lượng vốn thừa hoặc thiếu này để có biện pháp sử dụng và huy động vốn hợp lý.
* Dự báo doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Dự báo DTT là vấn đề vơ cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng đến tất cả thơng số tài chính cịn lại của DN. DTT phụ thuộc trực tiếp bởi hai nhân tố là khối lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ và đơn giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ để dự báo được doanh thu của DN, ta cần căn cứ vào các tài liệu:
- Doanh thu các kỳ trước của DN (từ 3 năm trở lên): giúp nhận định được xu hướng biến đổi, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu trong quá khứ để dự đoán doanh thu trong kỳ dự báo.
- Chiến lược kinh doanh của DN trong kỳ dự báo: ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ và đơn giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ từ đó ảnh hưởng đến doanh thu.
- Mơi trường kinh doanh trong kỳ dự báo: dựa vào phân tích SWOT, triển vọng nền kinh, ngành kinh doanh, vị thế và tiềm lực của DN trên thị trường, các yếu tố kinh tế vĩ mơ, chính sách của nhà nước.
a. Dự báo các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Đối với các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: căn cứ vào tình hình hiện tại của DN và số liệu phản ánh trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh những năm trước tiến hành xem xét mối quan hệ của DTT với các chỉ tiêu. Bao gồm:
+ Nhóm 1: những chỉ tiêu có quan hệ cùng chiều với DTT và chiếm một tỷ lệ nhất định so với DTT. Bao gồm: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, các khoản giảm trừ doanh thu, giá vốn hàng bán. Ngoài ra tùy vào từng DN có thể có doanh thu hoạt động tài chính, chi phí tài chính, chi phí lãi vay, chi phí quản lý DN. có thể xếp vào nhóm này.
+ Nhóm 2: những chỉ tiêu khơng có sự thay đổi hoặc thay đổi không rõ ràng khi DTT thay đổi, như: thu nhập khác, chi phí khác và một số chỉ tiêu khác tùy vào từng DN cụ thể.
+ Nhóm 3: những chỉ tiêu được xác định trên cơ sở các chỉ tiêu nhóm 1 và nhóm 2. Bao gồm các chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận, thuế.
- Sau khi xác định được mối quan hệ các chỉ tiêu với DTT, ta tiến hành xác định trị số các chỉ tiêu:
+ Đối với chỉ tiêu nhóm 1:
Trị số dự báo từng chỉ tiêu nhóm 1 = DTT bán hàng và cung cấp dịch vụ dự báo * Tỷ lệ từng chỉ tiêu nhóm 1 so với DTT.
+ Đối với chỉ tiêu nhóm 2: do sự khơng thay đổi hoặc thay đổi không rõ ràng khi DTT thay đổi nên rất khó dự báo. Vì vậy các chỉ tiêu này được giữ nguyên trị số kỳ trước trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ này.
+ Đối với các chỉ tiêu nhóm 3: được xác định trên công thức:
Các khoản giảm trừ doanh thu dự báo = Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ dự báo - DTT bán hàng và cung cấp dịch vụ dự báo
Lợi nhuận gộp bán hàng, cung cấp dịch vụ dự báo = DTT bán hàng, cung cấp dịch vụ dự báo - Giá vốn hàng bán dự báo
Lợi nhuận thuần HĐKD dự báo = Lợi nhuận gộp bán hàng, cung cấp dịch vụ dự báo + Doanh thu hoạt động tài chính dự báo - Chi phí tài chính dự báo - Chi phí bán hàng dự báo - Chi phí quản lý DN dự báo
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế dự báo = Lợi nhuận thuần từ HĐKD dự báo + Lợi nhuận khác dự báo
- Xác định mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán với DTT bán hàng và cung cấp dịch vụ: trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế tốn và DTT có thể chia làm hai loại:
+ Nhóm 1: Những chỉ tiêu có khả năng thay đổi cùng chiều với DTT bán hàng và cung cấp dịch vụ và thường chiếm một tỷ lệ nhất định so với DTT theo thời gian. Bao gồm các khoản mục thuộc TS như tiền và các khoản tương đương tiền, phải thu khách hàng, trả trước cho người bán, thuế GTGT được khấu trừ, hàng tồn kho. Các khoản mục thuộc NV như phải trả người bán, người mua trả tiền trước, thuế và các khoản phải nộp nhà nước, phải trả người lao động, lợi nhuận chưa phân phối.
+ Nhóm 2: những chỉ tiêu không thay đổi hoặc thay đổi không rõ ràng khi DTT bán hàng và cung cấp dịch vụ thay đổi. Bao gồm các chỉ tiêu còn lại trên Bảng cân đối kế toán. Tuy nhiên khi xem xét mối quan hệ của từng chỉ tiêu ta cần chú ý dựa trên số liệu thực tế nhiều năm để xác định và phân loại từng chỉ tiêu.
- Xác định trị số các chỉ tiêu dự báo: + Đối với các chỉ tiêu nhóm 1:
Trị số dự báo từng chỉ tiêu nhóm 1 = DTT tiêu thụ dự báo * Tỷ lệ từng chỉ tiêu nhóm 1 so với DTT bán hàng và cung cấp dịch vụ
Trong đó:
Tỷ lệ từng chỉ tiêu nhóm 1 so với DTT = (Trị số thời kỳ trước từng chỉ tiêu/ DTT bán hàng và cung cấp dịch vụ thời kỳ trước )* 100
Sau khi xác định được các chỉ tiêu dự báo, căn cứ vào tổng NV và tổng TS dự báo, tính ra số vốn thừa và thiếu ứng với mức DTT mới theo công thức:
Số vốn thừa hoặc thiếu ứng với DTT mới = Tổng NV dự báo - Tổng TS dự báo Số vốn thừa hoặc thiếu đúng bằng chênh lệch giữa phần tăng và giảm NV dự báo so với phần tăng giảm TS dự báo ứng với mức DTT mới. Qua đó có thể biết được mỗi đồng doanh thu tăng lên DN cần có lượng vốn bổ sung tương ứng là bao nhiêu. Từ đó tiến hành xác định chính sách huy động vốn mà DN có khả năng tự trang trải như lợi nhuận giữ lại, cịn phải huy động vốn từ bên ngồi bao nhiêu.