Quản lý chặt chẽ các hoạt động để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản

Một phần của tài liệu Phân tích và dự báo báo cáo tài chính tại công ty cổ phần viễn thông FPT (Trang 111 - 112)

- Mục tiêu phát triển trung hạn giai đoạn 20212023:

4.2.3. Quản lý chặt chẽ các hoạt động để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản

 Nâng cao hiệu quả sử dụng TSNH

Công ty phải không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng TSNH. Để nâng cao hiệu quả sử dụng TSNH, Cơng ty có thể thực hiện bằng cách tăng tốc độ luân chuyển TSNH, hầu như các khoản phải thu ngắn hạn của Công ty là cho các cơng ty con vay, Cơng ty có thể rút ngắn thời gian vốn nằm trong lĩnh vực cho vay, từ đó mà giảm bớt số lượng vốn bị chiếm dụng, tiết kiệm vốn trong luân chuyển.

- Nâng cao tốc độ tiêu thụ dịch vụ bằng cách đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, tăng cường công tác marketing, quảng cáo dùng phương pháp bán hàng bằng cách chào hàng, chào giá đối với những khách hàng có nhu cầu, tổ chức đa dạng các hình thức tiêu thụ dịch vụ thơng qua các chương trình quảng cáo, các khuyến mãi hấp dẫn mở rộng thị trường tiêu thụ tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

- Ngoài ra, phải khắc phục tình hình cơng nợ dây dưa, tăng khả năng thu hồi vốn để đưa khoản vốn bị chiếm dụng này vào kinh doanh. Cơng ty phải có đội ngũ nhân viên làm cơng tác marketing và phân tích thị trường, tìm hiểu khách hàng chun nghiệp, từ đó có những thơng tin chính xác về năng lực tài chính của khách hàng để có phương thức thanh tốn phù hợp, có những chính sách tín dụng hợp lý đối với từng khách hàng. Công ty cũng nên thành lập một bộ phận chuyên thu hồi nợ gồm các nhân viên các phòng ban nghiệp vụ kiêm nhiệm, tiến hành phân loại các khoản nợ đến hạn, quá hạn, tìm nguyên nhân của từng khoản nợ để có biện pháp xử lý như đến trực tiếp chỗ khách hàng, tạm ngưng dịch vụ.

Công tác đầu tư mua sắm mới TSCĐ là hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến năng

lực SXKD và tình hình tài chính của Cơng ty. Vì vậy, quy trình ra quyết định khi mua sắm TSCĐ là vấn đề quan trọng cần được phân tích kỹ lưỡng. Trước khi đưa ra quyết định, việc kế hoạch hóa đầu tư mới TSCĐ là cấn thiết để từ đó xác định chính xác nhu cầu cho từng loại TSCĐ phục vụ cho nhiệm vụ SXKD của Công ty, tạo điều kiện để Công ty chủ động hơn trong việc huy động nguồn tài trợ phục vụ cho hoạt động đó.

Việc tăng cường công tác quản lý sử dụng, bảo dưỡng và đổi mới công nghệ TSCĐ là yếu tố quan trọng giúp đảm bảo q trình SXKD của Cơng ty được liên tục, năng suất lao động được nâng cao. Ngồi ra, Cơng ty kinh doanh trong lĩnh vực viễn thơng, ln địi hỏi sự đổi mới về cơng nghệ, vì vậy Cơng ty phải khơng ngừng thực hiện chuyển giao, nâng cấp và cải tiến cơng nghệ, đầu tư máy móc hiện đại. Có như vậy, các TSCĐ mới phát huy hết tác dụng nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao và có vị thế trên thị trường.

Hiện nay, do những nguyên nhân như sử dụng thời gian dài làm cho TS bị hư hỏng hoặc mua sắm thêm TSCĐ công nghệ mới dẫn đến TS cũ khơng sử dụng. Việc có nhiều TSCĐ khơng dùng đến sẽ dẫn đến vốn bị ứ đọng, gây lãng phí trong khi Cơng ty lại đang rất cần vốn cho hoạt động SXKD. Vì vậy, Cơng ty cần xác định nguyên nhân dẫn đến việc ứ đọng TSCĐ để có kế hoạch điều phối TSCĐ khơng có nhiệm vụ SXKD cho các chi nhánh hoặc công ty con hoặc thanh lý những TSCĐ đã bị hư hỏng. Điều này sẽ giúp Công ty tránh việc ứ đọng vốn, thu hồi được phần nào vốn đầu tư bỏ ra, tạo điều kiện để mua sắm những TSCĐ mới thay thế, nâng cao được năng lực sản xuất.

Ngoài ra để quản lý TSCĐ có hiệu quả, Cơng ty cần phải tính khấu hao đầy đủ, sử dụng đúng số kỳ khấu hao, củng cố kho tàng, tổ chức sắp xếp tốt hơn mạng lưới phân phối nhằm tiết kiệm vốn cố định, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.

Một phần của tài liệu Phân tích và dự báo báo cáo tài chính tại công ty cổ phần viễn thông FPT (Trang 111 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w