Tình hình kinh tế thị trường

Một phần của tài liệu Phân tích và dự báo báo cáo tài chính tại công ty cổ phần viễn thông FPT (Trang 85 - 87)

II. Các khoản phả

a. Tình hình kinh tế thị trường

- Tình hình kinh tế nói chung:

Năm 2020, kinh tế tồn cầu phải đối diện với nhiều khó khăn và thách thức do tác động của đại dịch Covid-19. Đại dịch Covid-19 làm đứt gẫy các chuỗi cung ứng, thu hẹp cả tổng cung và tổng cầu, gia tăng rủi ro tài chính đưa kinh tế thế giới vào vịng suy giảm. Tình hình dịch bệnh vẫn có chiều hướng diễn biến phức tạp, khó lường tại nhiều nước, nhiều khu vực (như châu Âu, Mỹ, Ấn Độ…). Nhiều quốc gia buộc phải tập trung nguồn lực để ứng phó với dịch bệnh.

Các tổ chức quốc tế (Ngân hàng Thế giới - WB, Quỹ Tiền tệ quốc tế - IMF) đã có những báo cáo cập nhật triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2020 và 2021. Trong đó, theo IMF, kinh tế thế giới năm 2020 giảm 4,4%. Triển vọng kinh tế năm 2021 phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có diễn biến của đại dịch Covid-19 và khả năng đưa vắc-xin Covid-19 vào phòng bệnh trên diện rộng. Còn theo Ngân hàng Thế giới (WB) kinh tế thế giới suy giảm 4,3% năm 2020. Trong bối cảnh khó khăn, để hỗ trợ nền kinh tế, hầu hết các nước đã áp dụng chính sách tài khóa, nới lỏng trong năm 2020 và có kế hoạch tiếp tục áp dụng chính sách tài khóa nới lỏng trong thời gian tới.

Việt Nam là điểm đáng chú ý trong bối cảnh thế giới hiện nay. Khi tăng trưởng kinh tế vẫn đạt mức 2,91% trong năm 2020. Mặc dù, đây là mức tăng thấp trong

những năm gần đây của Việt Nam nhưng vẫn là mức tăng trưởng cao so với các quốc gia trên thế giới. Đại dịch Covid-19 vẫn đang được kiểm soát tốt tại Việt Nam. Kinh tế trong nước tiếp tục duy trì xu hướng phục hồi.

Năm 2021, Việt Nam bước vào triển khai năm đầu tiên của kế hoạch 5 năm mới, một giai đoạn kinh tế xã hội mới với nhiều tín hiệu tích cực. Đảng, Nhà nước, Chính phủ chủ trương tiếp tục triển khai các biện pháp ứng phó với Covid-19, chủ yếu theo hướng hỗ trợ DN và hộ gia đình dễ bị tổn thương. Quan hệ kinh tế quốc tế của Việt Nam ngày càng mở và tích cực hội nhập.

Với tình hình kinh tế vĩ mơ có nhiều điểm sáng, vốn vận hành vào nền kinh tế được đảm bảo, là một trong 10 quốc gia tiếp nhận kiều hối lớn nhất thế giới. Việt Nam nhiều khả năng vẫn là điểm sáng trong triển vọng kinh tế thế giới năm 2021. Tuy nhiên, những yếu tố cần thận trọng gồm những thách thức rủi ro về năng lực cạnh tranh, về thị trường và về đối tác.

Tóm lại, do đại dịch Covid-19, năm 2020 đã trở thành một năm đầy khó khăn đối với kinh tế thế giới. Bối cảnh kinh tế chính trị xã hội nói chung có nhiều biến động. Các quốc gia và vùng lãnh thổ hầu hết có tăng trưởng âm. Việt Nam là một trong những quốc gia có tăng trưởng dương và có kết quả phịng chống Covid-19 tích cực. Cùng với đó, các chính sách, các gói kích thích kinh tế đang phát huy các tín hiệu tích cực. Do vậy, kinh tế thế giới và Việt Nam nhiều khả năng sẽ diễn biến tốt đẹp trong năm 2021.

- Tình hình phát triển ngành viễn thơng tại Việt Nam:

Xu hướng chuyển đổi số khiến ngành viễn thông đứng trước cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ dài hạn. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chương trình Chuyển đổi số Quốc gia với mục tiêu đến năm 2030, kinh tế số chiếm 30% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%.

Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã ra mắt hàng loạt các sản phẩm chuyển đổi số bao gồm chuỗi khối, cổng hỗ trợ thanh toán, nền tảng lập trình giao tiếp.

Khơng chỉ vậy, các doanh nghiệp lớn thuộc các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, bán lẻ... cũng đều có nhu cầu cao trong việc số hố các quy trình, thủ tục của doanh nghiệp. Trong báo cáo khảo sát mới đây với top 500 doanh nghiệp tăng trưởng

nhanh nhất Việt Nam của Vietnam Report, các doanh nghiệp đồng thuận rằng một trong những ưu tiên chiến lược để vượt qua thách thức tăng trưởng trong thời gian này đó là ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất kinh doanh.

Dịch Covid-19 thúc đẩy sự thay đổi cơng nghệ trong tồn nền kinh tế. Theo dự báo có tới 6 lĩnh vực sẽ thay đổi sau Covid-19 bao gồm: làm việc trực tuyến; giáo dục trực tuyến; y tế từ xa; các phương tiện lái tự động; mua sắm trực tuyến; ngành công nghiệp; tổ chức các sự kiện, hội chợ triển lãm ảo trên khơng gian mạng thay vì tổ chức trong đời thực.

Dịch Covid-19 đặt ra thách thức chưa từng có cho các doanh nghiệp, nhưng lại là cơ hội rất lớn bởi tất cả các tổ chức, doanh nghiệp, quốc gia đều thực hiện chuyển đổi số. Việc triển khai tiêm chủng vaccine Covid-19 trên phạm vi tồn cầu sẽ góp phần củng cố sức khỏe của nền kinh tế Việt Nam, cũng như quốc tế trong thời gian tới đây, kéo theo chỉ báo tăng trưởng cho ngành công nghệ, viễn thông.

Một phần của tài liệu Phân tích và dự báo báo cáo tài chính tại công ty cổ phần viễn thông FPT (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w