Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển ĐNGV tại các trƣờng PTDTBT

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phát triển đội ngũ giáo viên tại các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 41 - 45)

8. Cấu trúc của luận văn

1.5.Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển ĐNGV tại các trƣờng PTDTBT

TH&THCS đáp ứng yêu cầu chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018

1.5.1. Yếu tố chủ quan

a. Năng lực, phẩm chất của chủ thể quản lý

Hiệu quả phát triển ĐNGV trƣờng PTDTBT TH&THCS, trƣớc tiên phụ thuộc vào nhận thức, trình độ tổ chức và năng lực hoạt động thực tiễn của đội ngũ cán bộ quản lý ở các cấp. Bên cạnh trình độ chuyên môn, ngƣời cán bộ quản lý còn là ngƣời

31

có trình độ tổ chức, khả năng xử lý linh hoạt các tình huống thực tế, là ngƣời thức thời, nhạy bén với thời cuộc, khả năng nắm bắt tâm lý con ngƣời,... điều đó đòi hỏi cái tâm, cái tầm của nhà quản lý phải cao. Nói cách khác nghệ thuật quản lý của nhà quản lý tác động rất lớn đến hiệu quả quản lý đội ngũ giáo viên [31].

b. Năng lực, phẩm chất của giáo viên trườngPTDTBT TH&THCS

Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa đang phát triển mạnh mẽ. Con ngƣời - nhân tố hàng đầu của sự phát triển kinh tế xã hội đang đƣợc chính phủ các nƣớc dành sự quan tâm đặc biệt. Trong bối cảnh đó vai trò của nhà trƣờng càng trở nên quan trọng. Nhân tố đầu tiên tạo nên bộ mặt nhà trƣờng lại chính là ĐNGV, những ngƣời đƣợc xã hội giao phó trọng trách đào tạo thế hệ trẻ - những chủ nhân tƣơng lai của xã hội. Từ đó, đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải đáp ứng các yêu cầu về trình độ, năng lực và phẩm chất tốt.

Hiệu quả của công tác phát triển đội ngũ giáo viên chịu ảnh hƣởng trực tiếp từ trình độ, năng lực, phẩm chất của đội ngũ giáo viên. Do vậy, phát triển đội ngũ giáo viên phải có những biện pháp kích thích, tạo động lực cho đội ngũ này luôn phát triển. Bản thân ngƣời giáo viên phải có ý chí, hoài bão vƣơn lên; không ngừng phấn đấu, học tập, tu dƣỡng và rèn luyện nhân cách, thực sự là tấm gƣơng sáng cho thế hệ trẻ noi theo.

1.5.2. Các yếu tố khách quan

a) Quan điểm, chủ trương về phát triển giáo viên

Với quan điểm coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, Đảng, Nhà nƣớc ta đã có rất nhiều chủ trƣơng chính sách quan tâm, ƣu đãi đối với sự nghiệp GD-ĐT của nƣớc nhà. Điều đó thể hiện qua các nghị quyết, chỉ thị, quyết định,...về phát triển nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Đây là căn cứ để các cấp quản lý giáo dục quán triệt và cụ thể hóa bằng các văn bản hƣớng dẫn thực hiện. Đây cũng là cơ sở để các nhà quản lý giáo dục hoạch định chiến lƣợc, xây dựng kế hoạch về phát triển đội ngũ giáo viên cho phù hợp với yêu cầu phát triển của nhà trƣờng trong từng thời kỳ.

b) Các điều kiện phục vụ công tác quản lý đội ngũ giáo viên

Để công tác phát triển đội ngũ giáo viên mang lại hiệu quả cao thì phải gắn liền với các điều kiện đảm bảo về nội dung chƣơng trình và phƣơng pháp đào tạo; về cơ sở vật chất, trang thiết bị, hệ thống thông tin phục vụ cho việc triển khai kế hoạch; về các nguồn lực đƣợc huy động để thực hiện các giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên,... Đây không phải là những yếu tố quyết định trực tiếp đến hiệu quả phát triển

32

ĐNGV nhƣng nó những điều kiện hỗ trợ, luôn tác động qua lại bổ sung cho nhau góp phần nâng cao hiệu quả phát triển.

Nhà quản lý cần nhận thức đầy đủ về vai trò của từng yếu tố, phối kết hợp linh hoạt giữa các yếu tố chủ quan và khách quan nhằm đạt kết quả tối đa nhất trong quá trình quản lý.

c) Yếu tố kinh tế - xã hội: Hiệu trƣởng các trƣờng TH&THCS cần đánh giá đƣợc những tác động của xã hội nhƣ truyền thống tôn sƣ trọng đạo, truyền thống hiếu học, coi học tập là con đƣờng để lập thân, lập nghiệp… đến sự nghiệp GD&ĐT nói chung và TH&THCS nói riêng. Kinh tế hiện nay tuy đã có dấu hiệu phục hồi nhƣng chƣa thoát ra khỏi khó khăn trong một vài năm tới, điều này đã gây những khó khăn nhất định cho ngành GD&ĐT.

d) Môi trường làm việc của nhà trường PTDTBT TH&THCS

Hiệu trƣởng cần tạo những điều kiện làm việc cho giáo viên thật thuận lợi bao gồm môi trƣờng vật chất nhƣ điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin, phòng thí nghiệm thực hành, hệ thống tài liệu tham khảo cũng nhƣ quan tâm xây dựng trƣờng lớp xanh-sạch-đẹp để ngƣời giáo viên thấy nhẹ nhàng, vui và luôn tự hào về ngôi trƣờng nơi mình công tác. Ngoài ra, văn hóa nhà trƣờng nhƣ giá trị cốt lõi về kỷ cƣơng, tình thƣơng, trách nhiệm, dân chủ, minh bạch cũng cần đƣợc quan tâm xây dựng. Bên cạnh đó, những biện pháp nhƣ khen thƣởng, động viên, chia sẻ, cảm thông là những công việc hàng ngày mà hiệu trƣởng cần làm để tạo bầu không khí làm việc luôn tích cực, nhƣng lại không căng thẳng, đội ngũ giáo viên tin tƣởng, gắn bó.

33

Kết luận chƣơng 1

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận chúng ta thấy rằng trong công tác phát triển giáo dục thì công tác phát triển đội ngũ giáo viên trƣờng PTDTBT TH&THCS là một trong những nhiệm vụ quan trọng, mặt khác mục đích giáo dục luôn thay đổi nhằm phục vụ sự phát triển của đất nƣớc, do đó vai trò của ngƣời thầy giáo cũng phải thay đổi theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, chính vì vậy mục tiêu phát triển đội ngũ phải thƣờng xuyên thay đổi đó là mục tiêu về số lƣợng, mục tiêu về chất lƣợng.

Để phát triển đội ngũ giáo viên ngoài sự nỗ lực tự học của giáo viên, ngƣời quản lý còn phải tiến hành đồng thời cả hai việc đó là: Nắm bắt đƣợc mục tiêu giáo dục trong một giai đoạn nhằm đề ra những yêu cầu cụ thể; phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng cho đội ngũ hiện có, và đó cũng là cơ sở cho luận văn đề ra các giải pháp.

Kinh nghiệm rút ra từ những nghiên cứu của các tác giả trên thế giới và trong nƣớc qua cách tiếp cận kiến thức phát triển đội ngũ GV và từ góc độ tâm lý, giáo dục học, cho thấy rằng nội dung phát triển đội ngũ GV là sự thống nhất hữu cơ trên các mặt: quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dƣỡng, kiểm tra, đánh giá và các cơ chế chính sách đối với GV. Tuy nhiên, để công tác phát triển GV đạt hiệu quả, cần chú ý đến các yếu tố ảnh hƣởng nhƣ: chiến lƣợc phát triển nhà trƣờng, mục tiêu phát triển, năng lực và phong cách của nhà quản lý, hệ thống các quy tắc, quy chế của cơ quan, đơn vị...

Kết quả nghiên cứu về phát triển đội ngũ GV cùng với việc nhờ ứng dụng các thành tựu khoa học, đã xác lập cơ cho việc phân tích, đánh giá thực trạng, tính toán các chỉ số lƣợng hóa của các giải pháp và xử lý kết quả khảo nghiệm. Đó là nội dung sẽ đƣợc giải quyết tiếp tục ở chƣơng 2 và 3.

34

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƢỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ

HUYỆN TUẦN GIÁO, TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phát triển đội ngũ giáo viên tại các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 41 - 45)