Khái quát về khảo sát thực trạng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phát triển đội ngũ giáo viên tại các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 45)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1.Khái quát về khảo sát thực trạng

2.1.1.Khái quát về điều kiện tự nhiên, KT-XH và tình hình giáo dục các trường TH&THCS huyện Tuần Giáo

2.1.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, KT-XH huyện Tuần Giáo

Huyện nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, là huyện cửa ngõ của tỉnh Điện Biên, cách thủ đô Hà Nội 405 km. Phía Đông giáp huyện Quỳnh Nhai, huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La); phía Tây giáp huyện Mƣờng Chà; phía Nam giáp huyện Mƣờng Ẳng; phía Bắc giáp huyện Tủa Chùa.

35

Huyện Tuần Giáo là địa bàn có con ngƣời đến cƣ trú từ rất sớm. Tại các di chỉ khảo cổ học ở hang Thẩm Púa, Thẩm Khƣơng (xã Chiềng Sinh) đã tìm thấy các công cụ bằng đá, qua thẩm định cho biết đồ đá này thuộc thời đại đá mới, với những đặc trƣng của văn hoá Hoà Bình, mang phong cách của khu vực Tây Bắc.

2.1.1.2. Khái quát về trường PTDTBT TH&THCS trên địa bàn huyện Tuần Giáo

Thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng giáo dục vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020” ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Tuần Giáo tập trung đầu tƣ cơ sở vật chất, đổi mới phƣơng pháp dạy học, làm tốt công tác huy động học sinh ra lớp và qua đó, chất lƣợng dạy và học chuyển biến tích cực, rút ngắn khoảng cách giáo dục giữa các vùng miền. Trƣớc khi thực hiện Đề án, huyện Tuần Giáo có 18/19 xã đặc biệt khó khăn gồm: Quài Cang, Quài Nƣa, Quài Tở, Chiềng Sinh, Chiềng Đông, Nà Sáy, Mƣờng Khong, Mƣờng Thín, Mùn Chung, Mƣờng Mùn, Rạng Đông, Phình Sáng, Ta Ma, Pú Xi, Nà Tòng, Pú Nhung, Tỏa Tình, Tênh Phông. Đƣợc sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc, sự nghiệp giáo dục của huyện đạt đƣợc những thành quả nhất định. Hệ thống trƣờng, lớp học, thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ bản đáp ứng yêu cầu.

* Quy mô trƣờng, lớp, học sinh

- Số trƣờng hiện có: 64 trƣờng, trong đó: Mầm non: 24 trƣờng; Tiểu học: 23 trƣờng; THCS: 17 trƣờng; giảm 07 trƣờng so với năm học trƣớc, bằng kế hoạch UBND tỉnh giao. Các trƣờng mới sáp nhập: Mầm non Quài Cang (sáp nhập trƣờng mầm non Quài Cang và trƣờng Mầm non Hoa Mai), Mầm non Hoa Ban (sáp nhập trƣờng Mầm non Hoa Ban và trƣơng Mầm non Hoa Sen); Tiểu học Quài Cang (sáp nhập trƣờng TH số 1 Quài Cang và trƣờng TH Bản Sáng), Tiểu học Quài Tở (sáp nhập trƣờng TH Quài Tở và trƣờng TH số 1 Quài Tở); PTDTBT TH&THCS Tênh Phông (sáp nhập trƣờng PTDTBTTH Tênh Phông và trƣờng PTDTBTTHCS Tênh Phông), Trƣờng PTDTBTTH&THCS Pú Xi (sáp nhập trƣờng TH Pú Xi và trƣờng PTDTBTTHCS Pú Xi), trƣờng PTDTBT TH&THCS Tỏa Tình (sáp nhập trƣờng TH Tỏa Tình và trƣờng THCS Tỏa Tình).

Đến tháng 3/2021 toàn ngành có 52 trƣờng đạt chuẩn quốc gia (Mầm non: 18 trƣờng; Tiểu học: 21 trƣờng; THCS: 13 trƣờng), so với cùng kỳ năm 2020 số trƣờng chuẩn giảm 04 trƣờng (do thực hiện sáp nhập trƣờng); kế hoạch từ nay đến hết năm

36

học sẽ đề nghị thẩm định mới trƣờng MN Sao Mai, nâng tổng số trƣờng chuẩn lên 53 trƣờng, đạt chỉ tiêu kế hoạch giao.

Thực hiện thông báo số 143-TB/BCS ngày 19/9/2919 của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Điện Biên; Đề án số 1505/ĐA-UBND ngày 25/9/2019 của UBND huyện, trong tháng 7/2021 tham mƣu đề nghị sáp nhập trƣờng Tiểu học Nà Sáy với trƣờng THCS Nà Sáy thành trƣờng TH&THCS Nà Sáy; trƣờng Tiểu học ban Mai và trƣờng Tiểu học chiềng Sinh thành trƣờng Tiểu học Chiềng Sinh. Quy mô trƣờng học năm học 2021-2022 dự kiến có 62 trƣờng (Mầm non: 24 trƣờng, Tiểu học: 31 trƣờng, THCS: 17 trƣờng).

- Số lớp hiện có: 896 lớp, giảm 15 lớp so với cùng kỳ năm trƣớc. Cụ thể: + Cấp mầm non: 312 nhóm lớp, giảm 04 lớp so với cùng kỳ năm trƣớc, trong đó: Nhà trẻ: 90 lớp, tăng 05 lớp so với cùng kỳ năm trƣớc; mẫu giáo: 222 lớp, giảm 09 lớp so cùng kỳ năm trƣớc do tăng cƣờng huy động trẻ nhà nhẻ ra lớp;

+ Cấp Tiểu học: 403 lớp, trong đó: lớp 1: 95 lớp, lớp 2: 89 lớp, lớp 3: 80 lớp, lớp 4: 70 lớp, lớp 5: 69 lớp, so với cùng kỳ năm trƣớc giảm 10 lớp (lớp 2 giảm 10 lớp, lớp 3: tăng 02 lớp, lớp 4: giảm 04 lớp, lớp 5: tăng 02 lớp) sắp xếp lại quy mô lớp học, tiếp tục đƣa học sinh lớp 3,4,5 từ các điểm bản về trung tâm;

+ Cấp THCS: 181 lớp, trong đó: lớp 6: 46 lớp, lớp 7: 45 lớp, lớp 8: 45 lớp, lớp 9: 45 lớp, so với cùng kỳ năm trƣớc giảm 01 lớp (lớp 6: giảm 01 lớp, lớp 7: giảm 01 lớp, lớp 8: giảm 02 lớp, lớp 9: tăng 03 lớp) do sắp xếp lại biên chế lớp học;

- Số học sinh hiện có: 24.728 học sinh, trong đó dân tộc: 22.940 học sinh; tỉ lệ 27,60 học sinh/lớp, tăng 0,67 học sinh/lớp so với năm học trƣớc, cụ thể:

+ Cấp mầm non: 8.245 trẻ, trong đó dân tộc: 7.643 trẻ, tỉ lệ 26,42 trẻ/lớp, giảm 0,14 trẻ/lớp so với năm học trƣớc;

+ Cấp tiểu học: 10.281 học sinh, trong đó: dân tộc: 9.509 học sinh, tỉ lệ 25,51 học sinh/lớp tăng 1,3 học sinh/lớp so với năm học trƣớc;

+ Cấp THCS: 6.202 học sinh, trong đó dân tộc: 5.788 học sinh, tỉ lệ 34,3 học sinh/lớp, tăng 1,15 học sinh/lớp so với năm học trƣớc.

- Số học sinh bỏ học: 21 học sinh (Tiểu học: 01 học sinh khuyết tật nặng không thể theo học; THCS: 20 học sinh).

- Số học sinh đi học không chuyên cần: 369 học sinh (Tiểu học: 121 học sinh; THCS: 248 học sinh).

37

* Tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi ra lớp:

- Tỷ lệ huy động trẻ mầm non (số trẻ 0-5 tuổi/dân số 0-5 tuổi) đạt 79,2%, trong đó: Huy động trẻ từ 03 đến dƣới 36 tháng tuổi ra lớp đạt 51,3%, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trƣớc, tăng 1,3% so với kế hoạch giao, trong đó: Huy động trẻ 3-5 tuổi ra lớp đạt 99,8%, giảm 0,1% so với cùng kỳ năm trƣớc, giảm 0,1% so với kế hoạch giao; Huy động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 99,8%, giảm 0,1% so với cùng kỳ năm trƣớc, giảm 0,1% so với kế hoạch giao;

- Huy động trẻ 6-10 tuổi học tiểu học đạt 99,7%, bằng năm học trƣớc, đạt kế hoạch giao; Huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,8%, bằng năm học trƣớc, đạt kế hoạch giao;

- Huy động trẻ 11-14 tuổi học THCS đạt 97,4%, tăng 0,4% so với năm học trƣớc, tăng 0,4% so với kế hoạch giao; Huy động trẻ 11 tuổi vào học lớp 6 đạt 98,6%, tăng 0,3% so với năm học trƣớc, tăng 0,3% so với kế hoạch giao.

* Tình hình đội ngũ

- Tổng số VCQL, GV, NV hiện có: 1.955 ngƣời, trong đó: VCQL hiện có 166 ngƣời (Mầm non: 72 ngƣời; Tiểu học: 59 ngƣời; THCS: 35 ngƣời), giảm 07 ngƣời so với năm học trƣớc; GV hiện có 1.436 ngƣời (Mầm non: 497 ngƣời; Tiểu học 584 ngƣời THCS 355 ngƣời; NV hiện có 353 ngƣời (Mầm non: 166 ngƣời; Tiểu học: 102 ngƣời; THCS: 85 ngƣời, tăng 02 ngƣời với năm học trƣớc; Đảng viên hiện có 784 ngƣời, tăng 75 ngƣời so với năm học trƣớc.

- Đến tháng 3/2021 đã phối hợp với phòng nội vụ huyện tham mƣu tuyển dụng và bố trí công tác cho 65 GV, NV (48 GVMN, 12 GV THCS, 05 NV Kế toán). Hoàn thiện hồ sơ đề nghị tinh giản biên chế theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP cho 5 trƣờng hợp (trong đó 02 trƣờng hợp nghỉ hƣu trƣớc tuổi, 03 trƣờng hợp thôi việc ngay). Rà soát bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý năm 2021.

* Tình hình cơ sở vật chất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tổng số phòng học hiện có: 1.052 phòng các loại, trong đó kiên cố: 917 phòng, bán kiên cố 135 phòng; phòng hỗ trợ học tập hiện có: 131 phòng, trong đó kiên cố: 101 phòng, tạm: 30 phòng. Số phòng xây mới: 19 phòng kiên cố (phòng học: 17 phòng; phòng hỗ trợ học tập: 02 phòng).

- Phòng công vụ hiện có: 237 phòng, trong đó kiên cố: 118 phòng, bán kiên cố: 95 phòng, tạm: 24 phòng đáp ứng khoảng trên 90% nhu cầu của viên chức, ngƣời

38

lao động. Phòng nội trú hiện có: 226 phòng; chia ra; số phòng kiên cố: 126 phòng, số phòng bán kiên cố: 100 phòng, đáp ứng trên 90% nhu cầu của học sinh.

Chất lƣợng đội ngũ ngày càng nâng cao. Các trƣờng đã quan tâm nâng cao chất lƣợng mũi nhọn, trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi năm học 2020-2021 có 81 học sinh đạt giải cấp huyện, 41 em đạt giải cấp tỉnh, tăng 12 giải cấp huyện và 7 giải cấp tỉnh so với năm học 2019-2020. Những thành quả này đã góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục đào tạo tại huyện Tuần Giáo nói riêng và ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên nói chung ngày một phát triển đi lên.

2.1.2. Giới thiệu về khảo sát

Để khảo sát thực trạng phát triển ĐNGV các trƣờng PTDTBT TH&THCS huyện Tuần Giáo Tỉnh Điện Biên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu khảo sát cụ thể nhƣ sau:

2.1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Khảo sát làm rõ thực trạng phát triển ĐNGV các trƣờng PTDTBT TH&THCS huyện Tuần Giáo, Tỉnh Điện Biên, tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng đề xuất các biện phát triển ĐNGV các trƣờng PTDTBT TH&THCS huyện Tuần Giáo tỉnh Điện Biên hiệu quả.

2.1.2.2. Nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung khảo sát những nội dung cụ thể sau:

- Thực trạng về ĐNGV các trƣờng PTDTBT TH&THCS huyện Tuần Giáo, Tỉnh Điện Biên.

- Thực trạng phát triển ĐNGV các trƣờng PTDTBT TH&THCS huyện Tuần Giáo, Tỉnh Điện Biên.

- Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển ĐNGV các trƣờng PTDTBT TH&THCS huyện Tuần Giáo, Tỉnh Điện Biên.

2.1.2.3. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tiến hành khảo sát 145 ngƣời bao gồm lãnh đạo cán bộ quản lý Phòng GD&ĐT cùng VCQL và GV các trƣờng. Số liệu đƣợc thể hiện nhƣ sau:

39

Bảng 2.1. Quy mô khách thể khảo sát

TT Trƣờng VCQL GV

01 Trƣờng TH&THCS Tỏa Tình 3 45 02 Trƣờng PTDTBT TH&THCS Pu Xi 4 50 03 Trƣờng PTDTBT TH&THCS Tênh Phông 4 39

Tổng 11 134

2.1.2.4. Phương pháp nghiên cứu

Để khảo sát thực trạng phát triển ĐNGV các trƣờng PTDTBT TH&THCS huyện Tuần Giáo, Tỉnh Điện Biên , tác giả đề tài tiến hành xây dựng mẫu phiếu trƣng cầu ý kiến dành cho VCQL, GV các trƣờng PTDTBT TH&THCS huyện Tuần Giáo (Mẫu phiếu tại Phụ lục).

Cách quy ƣớc điểm số cho bảng hỏi: Mỗi item đều có các lựa chọn và đƣợc quy ƣớc bằng các mức điểm khác nhau:

Bảng 2.2. Quy ƣớc điểm đánh giá khảo sát

1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm

Yếu Trung bình Khá Tốt

Chƣa bao giờ Thỉnh thoảng Thƣờng xuyên Rất thƣờng xuyên Không ảnh hƣởng Ít ảnh hƣởng Ảnh hƣởng Rất ảnh hƣởng

Không cần thiết Ít cần thiết Cần thiết Rất cần thiết

Cách đánh giá: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc xử lý kết quả các phiếu trƣng cầu dựa vào phƣơng pháp toán thống kê định lƣợng kết quả nghiên cứu. Đề tài sử dụng hai phƣơng pháp đánh giá là: định lƣợng theo tỷ lệ % và phƣơng pháp cho điểm. Cụ thể:

Chuẩn đánh giá (theo điểm):

Câu hỏi 4 mức độ trả lời, đánh giá theo các mức sau:

- Mức 4: Tốt (Hoàn toàn đạt đƣợc; Rất hiệu quả; Rất tốt; Rất ảnh hƣởng): 3.26≤X≤4.00.

- Mức 3: Khá (Về cơ bản đạt đƣợc; Khá hiệu quả; Khá tốt; Ảnh hƣởng): 2.51≤X≤3.25.

40

- Mức 2: Trung bình (Đạt đƣợc một phần nhỏ; Ít hiệu quả; Trung bình; Phân vân): 1.76≤X≤2.50

- Mức 1: Yếu, kém (Không đạt đƣợc; Không hiệu quả; Không tốt; Không ảnh hƣởng): 1.00≤X≤1.75

Ý nghĩa sử dụng X:

Điểm trung bình trong thống kê biểu hiện mức độ đại biểu theo một tiêu thức số lƣợng nào đó của tổng thể đồng chất bao gồm nhiều đơn vị cùng loại. Điểm trung bình phản ánh mức độ trung bình của hiện tƣợng, đồng thời so sánh hai (hay nhiều) tổng thể hiện tƣợng nghiên cứu cùng loại, không có cùng quy mô.

Sử dụng công thức tính điểm trung bình:

k i i i n X K X n    X: Điểm trung bình. Xi: Điểm ở mức độ i.

Ki: Số ngƣời tham gia đánh giá ở mức độ Xi. n: Số ngƣời tham gia đánh giá.

2.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên trƣờng PTDTBT TH&THCS huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên

2.2.1. Thực trạng cơ cấu, trình độ đội ngũ giáo viên trường PTDTBT TH&THCS huyện Tuần Giáo, Tỉnh Điện Biên

Nghiên cứu thực trạng đội ngũ giáo viên một mặt phản ánh đƣợc bức tranh chung về chất lƣợng tổng thể của đội ngũ, đồng thời là cơ sở để đánh giá kết quả phát triển ĐNGV các trƣờng PTDTBT TH&THCS huyện Tuần Giáo, Tỉnh Điện Biên. Kết quả nghiên cứu thực trạng đội ngũ giáo viên trƣờng PTDTBT TH&THCS huyện Tuần Giáo sẽ đặt cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất biện pháp phát triển ĐNGV các trƣờng PTDTBT TH&THCS huyện Tuần Giáo Tỉnh Điện Biên trong nghiên cứu này.

Thực trạng đội ngũ giáo viên trƣờng PTDTBT TH&THCS huyện Tuần Giáo đƣợc tiến hành khảo sát qua thống kê của 3 trƣờng PTDTBT TH&THCS theo 03 nội dung:

(1)Số lƣợng đội ngũ giáo viên; (2)Cơ cấu đội ngũ giáo viên;

41 (3)Chất lƣợng đội ngũ giáo viên.

Kết quả nghiên cứu thực trạng đội ngũ giáo viên trƣờng PTDTBT TH&THCS huyện Tuần Giáo đƣợc trình bày trong bảng số liệu sau.

a) Số lượng đội ngũ giáo viên và VCQL

Thông tin về số lƣợng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, cũng nhƣ cơ cấu và chất lƣợng đội ngũ giáo viên đƣợc thể hiện qua bảng 2.1, cụ thể nhƣ sau:

Bảng 2.3. Mô tả thông tin về mẫu khảo sát cán bộ quản lý và giáo viên

STT Nội dung Số lƣợng Tỉ lệ (%) 1 Vị trí công tác Hiệu trƣởng 3 2,07 Phó hiệu trƣởng 8 5,52 Tổ trƣởng chuyên môn 13 8,97 Giáo viên 121 83,45 2

Thâm niên ngành giáo dục

Từ 1 đến 5 năm 28 19,31

Từ 5 - dƣới 10 năm 89 61,38

Từ 10 - 30 năm 28 19,31

3

Thâm niên làm quản lý (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ 1 đến 5 năm 3 27,27 Từ 5 - dƣới 10 năm 4 36,36 Từ 10 - 20 năm 3 27,27 Trên 20 năm 1 9,09 4 Trình độ chuyên môn Trung cấp 24 16,55 Cao đẳng 31 21,38 Cử nhân 89 61,38 Thạc sĩ 1 0,69 Khác 0 0,00

Theo bảng 2.3 cho thấy, trong các trƣờng tiến hành khảo sát thì đội ngũ cán bộ quản lý chiếm 11 ngƣời trong đó Hiệu trƣởng là 2,07%, Phó hiệu trƣởng là 5,52%.

42

Tổ trƣởng chuyên môn: 8,97%, giáo viên trong các trƣờng tham gia khảo sát là 121 ngƣời chiếm 83,45%.

b) Cơ cấu đội ngũ giáo viên

- Cơ cấu về giới tính:

Kết quả khảo sát thực trạng về giới tính trong đội ngũ giáo viên tại các trƣờng PTDTBT TH&THCS trên địa bàn huyện Tuần Giáo đƣợc thể hiện trong bảng 2.4, cụ thể nhƣ sau:

Bảng 2.4. Kết quả khảo sát về giới tính của đội ngũ giáo viên

Đối tƣợng Nam Nữ Tổng

SL % SL %

VCQL 9 81,82 2 18,18 11

GV 76 56,72 69 43,28 134

Tổng 85 58,62 71 41,38 145

Từ bảng 2.4 cho thấy, thành phần cán bộ quản lý là nam giáo viên chiếm tỷ lệ cao hơn nữ giới với 81,82 % trong đó nữ giới chỉ chiếm 18,18%. Sự phân bổ giới tính giữa VCQL là nam và nữ là không đồng đều.

- Cơ cấu về trình độ chính trị:

Kết quả khảo sát thực trạng về trình độ lý luận chính trị của đội ngũ giáo viên tại các trƣờng PTDTBT TH&THCS trên địa bàn huyện Tuần Giáo đƣợc thể hiện trong bảng 2.5, cụ thể nhƣ sau:

Bảng 2.5. Kết quả khảo sát về trình độ lý luận chính trị của đội ngũ giáo viên

Đối tƣợng Sơ cấp chính trị Trung cấp chính trị Chƣa học chính trị Tổng SL % SL % SL % VCQL 0 0 11 100 0 0 11 GV 65 48,51 3 2,24 66 49,25 134 Tổng 65 44,83 14 9,66 66 45,52 145

Từ bảng 2.5 cho thấy, 100% cán bộ quản lý đã có trình độ lý luận chính trị sơ cấp và trung cấp, cơ cấu về trình độ lý luận chính trị tại các trƣờng PTDTBT TH&THCS trên địa bàn huyện Tuần Giáo chủ yếu tập trung vào cấp quản lý lãnh đạo nhà trƣờng.

43 - Cơ cấu độ tuổi:

Kết quả khảo sát thực trạng về độ tuổi của đội ngũ giáo viên tại các trƣờng PTDTBT TH&THCS trên địa bàn huyện Tuần Giáođƣợc thể hiện trong bảng 2.6, cụ thể nhƣ sau:

Bảng 2.6. Kết quả khảo sát về độ tuổi của đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phát triển đội ngũ giáo viên tại các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 45)