Thực trạng quy hoạch, tuyển chọn đội ngũ giáoviên

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phát triển đội ngũ giáo viên tại các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 60 - 63)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.2.Thực trạng quy hoạch, tuyển chọn đội ngũ giáoviên

Quy hoạch, tuyển dụng giáo viên có vai trò quan trọng trong phát triển ĐNGV, đây là khâu quan trọng đầu tiên, nó chi phối đến hầu hết các hoạt động phát triển khác của Hiệu trƣởng, là khâu có ảnh hƣởng đến chất lƣợng GD của nhà trƣờng nói riêng và của ngành GD nói chung. Để tìm hiểu điều này chúng tôi đã khảo sát và thu đƣợc kết quả sau:

50

Bảng 2.10. Thực trạng quy hoạch, tuyển chọn đội ngũ giáo viên các trƣờng PTDTBT TH&THCS huyện Tuần Giáo

TT Nội dung Mức độ thực hiện X Thứ bậc Yếu TB Khá Tốt SL % SL % SL % SL % 1 Đánh giá thực hiện kế hoạch tuyển chọnvà phát triển đội ngũ sau khi kết thúc năm học

65 44,8 37 25,5 35 24,1 8 5,5 1,90 4

2

Đảm bảo sự cân đối và hợp lý giữa các bộ môn trong tuyển dụng: không để tình trạng quá thiếu hoặc thừa GV ở các bộ môn.

18 12,4 40 27,6 43 29,7 44 30,3 2,78 2

3

GV đƣợc tuyển dụng đáp ứng đƣợc các yêu cầu của công việc.

47 32,4 30 20,7 39 26,9 29 20,0 2,34 3

4

Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho từng năm học.

63 43,4 42 29,0 34 23,4 6 4,1 1,88 5

5

Hàng năm, lập quy hoạch, dự báo về nhu cầu số lƣợng GV của từng môn học.

23 15,9 32 22,1 40 27,6 50 34,5 2,81 1

Ghi chú:X: Điểm trung bình (1 ≤ X≤ 4); SL: Số lượng; %: Phần trăm

Căn cứ vào bảng 2.10 và thực tế công tác, tác giả có những phân tích, nhận định về công tác quy hoạch, tuyển dụng GV trƣờng PTDTBT TH&THCS với X từ

1,88 đến 2,81 mức độ trung bình, khá, cụ thể từng nội dung nhƣ sau:

Về “Hàng năm lập quy hoạch, dự báo nhu cầu số lượng GV của từng môn học” qua kết quả khảo sát ta thấy tiêu chí này đƣợc đánh giá tốt (ĐTB: 2,81), đứng thứ nhất. Hàng năm, các trƣờng đều lập kế hoạch khảo sát, đánh giá về số lƣợng, cơ

51

cấu ĐNGV căn cứ vào số HS tuyển mới trong địa bàn, số lớp dự kiến, định mức HS, GV, từ đó xác định số GV cần có. Đồng thời, căn cứ vào số GV đang có, số GV nghĩ hƣu để lập dự trù nhu cầu biên chế trình Sở GD&ĐT phê duyệt, tuyển thêm GV cho những môn còn thiếu, đồng thời trả về Sở những GV thừa hoặc không đủ năng lực công tác.

Về “Đảm bảo sự cân đối và hợp lý giữa các bộ môn trong tuyển dụng: không để tình trạng quá thiếu hoặc thừa GV ở các bộ môn” qua kết quả khảo sát đánh giá của các VCQL, GV đứng thứ 2 trong bảng thứ bậc (ĐTB: 2,78). Mặc dù đƣợc đánh giá mức độ khá khả quan, tuy nhiên khi tìm hiểu thực tế qua trò chuyện cùng một số GV cho thấy: “đôi khi có sự thiếu đồng bộ và không hợp lý giữa các bộ môn trong tuyển dụng, có môn trƣờng đã đủ GV nhƣng lại tuyển về, còn một số chức danh còn thiếu nhƣ ở các môn công nghệ, GV phụ trách các phòng chức năng, phòng nghe nhìn, GV làm công tác Đội... thì không tuyển đƣợc”.

Nguyên nhân không tuyển dụng đƣợc đội ngũ trên là do đa số sinh viên khi học xong đều muốn ra trƣờng để đƣợc đi dạy, ngoài ra, khi làm ở các phòng chức năng hoặc làm công tác Đội thì không có phụ cấp đứng lớp nên mức lƣơng thực lãnh của họ cũng không đƣợc nhiều, trƣờng lại ở xa nhà, nên có trƣờng hợp đã tuyển dụng đƣợc rồi nhƣng GV lại bỏ nhiệm sở.

Bên cạnh đó, có một số môn học đã đủ GV nhƣng lại có GV đƣợc tuyển về. Lý giải về vấn đề này, qua phỏng vấn một số VCQL ở các trƣờng, đa số đều cho rằng nguyên nhân dẫn đến sự thiếu đồng bộ trong ĐNGV là do các trƣờng xin tuyển thêm một số GV dạy thay GV nghĩ hậu sản, GV đi học, và dạy thêm một số tiết của môn hƣớng nghiệp, môn GD ngoài giờ lên lớp, công nghệ, do những môn này không có GV chuyên trách.

Tình trạng thiếu thừa cục bộ gây ra sự lãng phí lao động và mất cân đối. Điều này yêu cầu công tác tuyển dụng cũng nhƣ sử dụng phải có sự linh hoạt và khoa học để khắc phục tình trạng trên.

Về “GV được tuyển dụng đáp ứng được các yêu cầu của công việc” qua kết quả khảo sát đƣợc đánh giá với (ĐTB: 2.34). Các GV đƣợc tuyển dụng đa số là trẻ, nhiệt tình, hoạt bát, năng nổ trong công tác. Tuy nhiên do còn trẻ, nên họ chƣa có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy cũng nhƣ lúng túng trong công tác chủ nhiệm lớp, điều này đòi hỏi họ phải thƣờng xuyên dự giờ, học hỏi đồng nghiệp, những ngƣời đi trƣớc để bổ sung những điều cần thiết trong công tác của mình.

52

Sau khi phân tích, đánh giá từng hoạt động phát triển, kết hợp với sự phân tích, đánh giá từng hoạt động phát triển ở trên, ta có kết luận: Công tác quy hoạch, tuyển dụng đƣợc đánh giá mức độ trung bình, khá. Tuy nhiên, trong tuyển dụng, các VCQL cấn có ý kiến tham mƣu với Sở GD&ĐT chú ý đảm bảo sự cân đối và hợp lý giữa các bộ môn trong tuyển dụng: không để tình trạng quá thiếu hoặc thừa GV ở các bộ môn.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phát triển đội ngũ giáo viên tại các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 60 - 63)