cá nhân có hai nguồn thu nhập trở lên theo hình thức kiểm tra thường xuyên
Việc tiến hành kiểm tra tra quyết toán thuế TNCN đối với cá nhân có 2 nguồn thu nhập trở lên tại Trụ sở NNT theo kees hoạch hoặc đột xuất ít nhiều cỏ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh bình thường của NNT. Đồng thời, do hạn chế về nguồn lực kiểm tra, Chi cục thuế quận Đống Đa không thể thực hiện tất cả các cuộc kiểm tra tại cơ sở của NNT. Vì vậy, việc tăng dần tỷ lệ NNT được kiểm tra tại trụ sở CQT theo hình thức kiểm tra thường xuyên sẽ là hướng chuyển dịch loại hình kiểm tra khả thi.
Qua thực tiễn cho thấy việc áp dụng hình thức kiểm tra thuế tại trụ sở CQT theo hình thức kiểm tra thường xuyên có nhiều ưu điểm, đảm bảo tính hiệu quả do CQT ít tốn kém nhân lực và chi phí hơn, tập trung nguồn lực sàng lọc thông tin sẵn có trên hệ thống và các nguồn thông tin thứ ba vào phân tích rủi ro, lựa chọn NNT có những rủi ro có khả năng truy thu cao. Như vậy sẽ giúp tăng được số lượng NNT được giám sát thông qua công tác kiểm tra do CQT giảm được thời gian, chi phí đi
lại, di chuyển cho bộ phận kiểm tra và dành nhiều thời gian để tập trung phân tích thông tin, tìm ra các dấu hiệu rủi ro, gian lận. Tại trụ sở CQT, cán bộ thuế được hỗ trợ tối đa về máy móc, thiết bị, chủ động truy cập hệ thống dữ liệu sẵn có và các văn bản pháp lý liên quan. Các hồ sơ, tài liệu cần thiết nếu CQT cần cung cấp cụ thể sẽ thông báo yêu cầu NNT cung cấp và giải trình.
Việc chuyển đổi loại hình kiểm tra chủ yếu tại trụ sở CQT sẽ làm giảm phiền hà cho NNT, tránh những khoản chi phí NNT phải bỏ ra khi tiếp đón đoàn kiểm tra khi làm việc, đồng thời không làm gián đoạn hoạt động SXKD bình thường của NNT. Việc chuyển đổi này cũng phù hợp với tiến trình hội nhập Quốc tế, khi các nước phát triển trên thế giới cũng chủ yếu áp dụng loại hình kiểm tra tại trụ sở CQT. Chi cục thuế chỉ kiểm tra tại cơ sở NNT đối với những hồ sơ khai thuế mang tính chất phức tạp, hoặc kiểm tra để xác định đầy đủ chứng cứ, cần tìm hiểu thực té hoạt động SXKD, hiện trạng của tài sản, máy móc thiết bị hoặc cần thiết phải tỉm hiểu thực tế để tiết kiệm thời gian và nhân lực.
Việc kiểm tra tại trụ sở CQT cần được tăng cường áp dụng với tất cả các dối tượng, đặc biệt là các doanh nghiệp thông qua phân tích, đánh giá số liệu trên hồ sơ khai thuế, Báo cáo tài chính và các kênh thông tin khác; nội dung kiểm tra tại trụ sở CQT có nội dung hẹp hơn, theo từng kỳ kê khai, hoặc theo từng sắc thuế. Thông qua kiểm tra tại trụ sở CQT có thể phát hiện những dấu hiệu vi phạm (như trường hợp khấu trừ khống, khấu trừ chưa có hoá đơn, các trường hợp hoàn thuế không đúng đối tượng, kê khai trùng, kê khai sai thuế suất hay hoạt động không đúng theo giấy phép...) để yêu cầu NNT điều chỉnh, xử lý kịp thời.
3.2.3.2. Áp dụng kỹ thuật phân tích rủi ro trong kiểm tra quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân có hai nguồn thu nhập trở lên
Thực tế cho thấy việc áp dụng kiểm tra quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân có hai nguồn thu nhập trở lên trên cơ sở phân tích rủi ro là cách tiếp cận đúng đắn, phù hợp với xu hướng quản lý thuế hiện đại trên thế giới và trong khu vực, đem lại hiệu quả cao. Thông qua phân tích rủi ro, CQT lựa chọn được NNT có rủi ro cao cần kiểm tra có tác dụng đem về cho NSNN số thuế truy lớn, đồng thời
nâng cao khả năng phát hiện gian lận, trốn thuế. Xác định quản lý rủi ro được coi là khâu mũi nhọn trong kiểm tra Chi cục thuế quận Đống Đa cần thực hiện tích cực các biện pháp sau:
Một là, tiếp tục hoàn thiện phân tích rủi ro trong tất cả các khâu của công tác
kiểm tra: từ việc lập kế hoạch, lựa chọn các trường họp, xác định phạm vi và nội dung kiểm tra. Lựa chọn đúng NNT cần kiểm tra, nội dung và phạm vi dựa ưên phân tích rủi ro thay thế cho phương pháp thủ công, truyền thống chủ yếu dựa trên kinh nghiệm hiện tại; xây dựng các mô hình phân tích rủi ro theo các loại hình doanh nghiệp: nhỏ vừa, hay lớn theo cấp Chi cục thuế, Cục Thuế, theo lĩnh vực kinh doanh (xây dựng, sản xuất, thương mại dịch vụ...), theo sắc thuế (GTGT, TNDN, TNCN, nhà thầu...). Việc áp dụng phân tích rủi ro trong kiểm tra thuế nói chung và kiểm tra quyết toán thuế TNCN đối với cá nhân có 2 nguồn thu nhập trở lên thực hiện qua việc tính điểm đối với từng lại hình doanh nghiệp, từng tiêu thức khác nhau, sau đó tổng hợp điểm số lại và sau đó lựa chọn những doanh nghiệp có rủi ro cao từ trên xuống dưới.
Hai là, lựa chọn, hoàn thiện các tiêu chí để phân tích, nhận dạng rủi ro về thuế
phục vụ cho kiểm tra quyết toán thuế TNCN đối với cá nhân có 2 nguồn thu nhập trở lên
Khi xây dựng kế hoạch kiểm tra hàng năm, Chi cục thuế quận Đống Đa tiến hành phân tích rủi ro đối với tất cả các doanh nghiệp thuộc diện quản lý. Từ đó đưa ra một bảng hệ thống dữ liệu rủi ro được cho điểm và tiến hành lựa chọn theo nguyên tắc:
- Chọn những doanh nghiệp có điểm rủi ro từ cao xuống thấp và chọn khoảng 2% trên tổng số doanh nghiệp đang quản lý đưa vào dự kiến kế hoạch thanh tra (do Cục thuế thành phố Hà Nội thực hiện). Sau đó trong số này lại tiếp tục rà soát lại một lần nữa về các trường hợp cá biệt, cụ thể như: đã được nhiều năm thanh tra, kiểm tra; ít vi phạm hoặc có qui mô nhỏ, để loại bỏ ra khỏi kế hoạch kiểm tra số còn lại chọn đưa vào kế hoạch thanh tra.
còn lại có điểm rủi ro cũng từ cao xuống thấp, lấy ra khoảng 15% để dự kiến đưa vào kế hoạch kiểm tra.
Kế hoạch kiểm tra cần được xây dựng mang tính chính xác cao nhằm đảm bảo rằng những đối tượng không chấp hành tốt các nghĩa vụ và quy định cụ thể về pháp luật thuế sẽ bị kiểm tra thuế. Và những đối tượng chấp hành tốt sẽ được tạo điều kiện để thực hiện nghĩa vụ thuế, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra thông suốt và bình đẳng.
Hàng năm, sau khi có kết quả kiểm tra, Chi cục thuế quận Đống Đa sẽ tiến hành đối chiếu với kết quả đã phân tích dự báo trước đó. Sau đó tiếp tục điều chỉnh bộ tiêu chí đánh giá rủi ro cho phù hợp để ngày càng phát hiện đúng các đối tượng có rủi ro cao về thuế.
Ba là, áp dụng hệ thống chấm điểm rủi ro tự động: Trong thời gian qua, Một
số sáng kiến cải tiến của nhóm cán bộ làm công tác kiểm tra tại Cục Thuế cũng đã xây dựng được phần mềm ứng dụng tin học vào việc hỗ trợ phân tích rủi ro. Tuy nhiên, các phần mềm tự thiết kế để giải quyết một số vấn đề đơn lẻ như: phân tích hồ sơ khai thuế TNCN phục vụ công tác kiểm tra thuế kiểm tra quyết toán thuế TNCN đối với cá nhân có 2 nguồn thu nhập trở lên tại Trụ sở Chi cục thuế, phần mềm tổng hợp các chỉ tiêu trên hồ sơ khai thuế từ các ứng dụng của Ngành để phục vụ ịập kế hoạch thanh tra, chưa có phần mềm hồ trợ tổng hợp, phân tích rủi ro để đảm bào quá trình phân tích rủi ro được chuyên môn hóa cao.
Giải pháp trong thời gian tới, Chi cục thuế quận Đống Đa cần phối hợp với các ngành có liên quan xây dựng phần mềm ứng dụng hồ trợ công tác kiểm tra từ khâu thu thập dữ liệu, chuyển đổi dữ liệu để phân tích, xác định mức độ rủi ro phục vụ cho việc lựa chọn đối tượng và lập kế hoạch và tiến hành kiểm tra. Sử dụng dữ liệu đầu vào là các thông tin kê khai trên các tờ khai thuế, lịch sử hoạt động của NNT và các Báo cáo tài chính của NNT và thông tin của bên thứ ba. Hệ thống này phải cho ra thông tin về rủi ro một cách tự động kết nối dữ liệu, tự động chấm điểm, đổi chiếu với bình quân ngành và tự động cho ra một danh sách NNT có điểm rủi ro sắp theo thứ tự từ cao đến thấp. Trên cơ sở đổ, cán bộ kiểm tra thuế sẽ lựa chọn nội
dung, phạm vi thanh tra, kiểm tra, hình thức kiểm tra cụ thể.
3.2.4. Hoàn thiện quy trình kiểm tra quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân có hai nguồn thu nhập trở lên