cá nhân có hai nguồn thu nhập trở lên có trọng tâm trọng điểm
Kế hoạch kiểm tra quyết toán thuế TNCN đối với cá nhân có 2 nguồn thu nhập trở lên là một phần trong kế hoạch kiểm tra thuế hàng năm. Đối với ngành Thuế thì việc thực hiện hoàn thành hay không hoàn thành kế hoạch kiểm tra là một trong những chỉ tiêu đánh giá kết quả của kiểm tra quyết toán thuế TNCN đối với cá nhân có 2 nguồn thu nhập trở lên. Nếu xây dựng kế hoạch không có trọng tâm, trọng điểm thì không bao quát hết, và không thực hiện được chức năng giám sát của CQT đối với NNT, vì số lượng đối tượng có 2 nguồn thu nhập trở lên trong diện nộp thuế TNCN cũng như quy mô doanh nghiệp trên địa bàn thì quá nhiều, trong khi đó hiện nay số lượng doanh nghiệp được kiểm tra trong năm thì chỉ chiếm từ khoảng 11% đến 13% tổng số doanh nghiệp đang quản lý, nếu Chi cục thuế quận Đống Đa xây dựng kế hoạch kiểm tra quyết toán thuế TNCN đối với cá nhân có 2 nguồn thu nhập trở lên mà không nhằm vào các đối tượng NNT có rủi ro, có sai sót về kê khai nộp thuế thì sẽ lãng phí một cuộc kiểm tra, dẫn đến vấn đề không hiệu quả trong quản lý. Mặt khác, nếu xây dựng kế hoạch kiểm tra mà không tính vào quỹ thời gian, nguồn lực của cán bộ làm công tác kiểm tra sẽ dẫn đến một trong hai trường hợp:
Thứ nhất, nếu kế hoạch xây dựng ít, việc thực hiện kế hoạch một cách dễ
dàng, không sử dụng hết thời gian của CBCC làm công tác kiểm tra sẽ dẫn đến lãng phí nguồn nhân lực, không đảm bảo yêu cầu đặt ra trong quản lý.
Thứ hai, nếu xây dựng kế hoạch vượt (quá khả năng thực hiện cuả đội ngũ
CBCC đang làm công tác kiểm tra dẫn đến không hoàn thành được kế hoạch kiểm tra hàng năm thì tạo ra tư tưởng chán nản, không kích thích được khả năng làm việc của CBCC, đồng thời số NNT đã lập kế hoạch kiểm tra cho năm nay chuyển sang năm sau, cứ thế bị đẩy về cho những năm sau gây khó khăn cho bộ phận làm công tác kiểm tra cũng như NNT.
dựng kế hoạch có trọng tâm, trọng điểm. Muốn làm được điều này, Lãnh đạo Chi cục thuế quận Đống Đa cần chỉ đạo thực hiện tốt các công việc:
Xây dựng cơ sở dữ liệu về NNT đầy đủ phục vụ công tác lập kế hoạch, bao gồm dữ liệu do ngành thuế quản lý thông qua các ứng dụng công nghệ thông tin, các hồ sõ khai thuế, một sô thông tin dữ liệu ngoài ngành. Ðể làm tốt việc này, cần phân công các bộ phận chức năng cập nhật đây đủ kịp thời các hồ sơ khai thuế, báo cáo tài chính của doanh nghiệp, kết quả thanh tra, kiểm tra, các quyết định xử lý hành chính đối với doanh nghiệp vào các ứng dụng của Ngành như: ứng dụng quản lý thuế (QLT), ứng dung hô kiểm tra thuế (TTR), ứng dụng phân tích rủi ro qua báo cáo tài chính (BCTC),ứng dụng quản lý thuế tập trung (TMS), đồng thời cử bộ phận cán bộ làm công tác kiểm tra thường xuyên nắm thông tin của doanh nghiệp từ các cơ quan khác như: Hải quan, Ngân hàng, Công an, Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Kế hoạch đầu tư... và có kế hoạch cập nhật, lưu trữ thông tin này trên máy tính, nhăm phục vụ công tác lập kế hoạch kiểm tra thuế dựa vào phân tích rủi ro.
Đồng thời phải chú ý đến nguồn lực cán bộ làm kiểm tra quyết toán thuế TNCN đối với cá nhân có 2 nguồn thu nhập trở lên trong năm để dự kiến số lượng doanh nghiệp, NNT cần kiểm tra theo kế hoạch một cách phù hợp theo cách tính như sau:
- Giả sử tổng số CBCC làm công tác kiểm tra hiện có trong năm là 25 người. - Số ngày làm việc trong năm (trừ ngày lễ, ngày nghỉ, nghỉ phép theo qui định) của 01 người: 365 (số ngày trong năm) - 134 (số ngày nghỉ bình quân theo qui định) = 231 ngày. Giả sử ngày nghỉ phép bình quân của mỗi CBCC là 15 ngày.
- Tổng số ngày làm việc của cả bộ phận: 25 x 231= 5.775 ngày.
- Tổng số ngày làm những nhiệm vụ khác theo chức năng ngoài công việc kiểm tra tại doanh nghiệp: Ước tính khoảng 850 ngày.
- Số ngày để tiến hành kiểm tra tại doanh nghiệp và Trụ sở Chi cục thuế: 5.775- 850= 2.615 ngày.
- Số ngày bình quân kiểm tra tại 01 doanh nghiệp khoảng 10 ngày (đoàn kiểm tra 03 người, thực hiện trong 10 ngày); kiểm tra tại Trụ sở Chi cục thuế khoảng 1 ngày.
diện nộp thuế TNCN cần lập kế hoạch kiểm tra là: 4.925:31 = 158 (doanh nghiệp/cá nhân)
3.2.4.2. Lập kế hoạch kiểm tra chi tiết cho từng trường hợp
Để cuộc kiểm tra quyết toán thuế TNCN đối với cá nhân có 2 nguồn thu nhập trở lên thành công, ngoài việc xác định được đúng đối tượng cần kiểm tra, đòi hỏi xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng trường hợp kiểm tra. Việc lập kế hoạch cụ thể cho từng trường hợp kiểm tra giúp xác định mục đích và mục tiêu của cuộc kiểm tra cũng như đưa ra các chỉ dẫn trong suốt cuộc kiểm tra của mình, qua đó đảm bảo tiến hành kiểm tra một cách hiệu quả. Bởi một số kế hoạch cụ thể cho từng trường hợp kiểm tra.
- Được ghi chép lại trên giấy tờ (Biên bản làm việc).
- Xác định một cách rõ ràng phạm vi của cuộc kiểm tra.
- Chỉ ra rằng đã phân tích rủi ro, đã rà soát các thông tin cần thiết, đã xác định các yếu tố có rủi ro và ghi lại những câu hỏi cần lưu ý.
- Xác định rõ các chứng từ cụ thể cần thu nhập và các câu hỏi để giải đáp những thắc mắc.
- Đưa ra khung thời gian.
3.2.4.3. Xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả kiểm tra quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân có hai nguồn thu nhập trở lên
Để nâng cao hơn nữa hiệu quả kiểm tra quyết toán thuế TNCN đối với cá nhân có hai nguồn thu nhập trở lên, Chi cục thuế quận Đống Đa cần tiếp tục xây dựng các tiêu chí nhằm đánh giá hiệu quả như:
- Số cán bộ tham gia một cuộc kiểm tra quyết toán thuế. - Thời gian thực hiện một cuộc kiểm tra quyết toán thuế.
- Số đơn vị được kiểm tra: số lượng và tỷ lệ thực hiện so với tổng số đối tượng phải kiểm tra.
- Hiệu quả và sự tuân thủ quyết định xử lý kiểm tra: số thuế truy thu và phạt, số tiền thuế, tiền phạt đã nộp vào ngân sách nhà nước...
giá ban đầu tại cơ quan thuế. Số đơn vị phát hiện có sai phạm so với số đơn vị được kiểm tra...