CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ BẰNG ĐƢỜNG BIỂN QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu LVTS-2005 - Hợp Đồng Vận Chuyển Hàng Hóa Bằng Đường Biển Quốc Tế (Trang 28 - 29)

CHUYỂN HÀNG HOÁ BẰNG ĐƢỜNG BIỂN QUỐC TẾ

2.1 Hợp đồng vận chuyển hàng hoá theo chứng từ

2.1.1 Khái niệm hợp đồng vận chuyển hàng hoá theo chứng từ

Hợp đồng vận chuyển hàng hoá theo chứng từ là sự thoả thuận theo đó người vận chuyển dành một phần chiếc tàu để chở hàng hoá của người thuê vận chuyển từ cảng này đến cảng khác còn người thuê vận chuyển phải trả tiền cước theo biểu cước định sẵn [11, tr.163].

Để ký một hợp đồng vận chuyển hàng hoá theo chứng từ chủ hàng trực tiếp hay thông qua người môi giới thuê tàu yêu cầu người vận chuyển dành cho thuê một phần chiếc tàu để vận chuyển một lô hàng từ cảng này đến cảng khác, mối quan hệ giữa chủ hàng (người thuê vận chuyển) và người vận chuyển thường được điều chỉnh bằng một vận đơn đường biển. Thông thường việc ký kết một hợp đồng được tiến hành theo các trình tự sau:

Trước hết, người thuê vận chuyển căn cứ vào tính chất của hàng hoá cần vận chuyển và biểu cước của công ty cho thuê tàu đó trực tiếp hoặc thông qua người môi giới gửi cho người vận chuyển hoặc đại lý của họ một đơn lưu khoang (booking note) để xin lưu khoang một phần chiếc tàu chở hàng cho mình, đây chính là đề nghị giao kết hợp đồng. Đây được coi là hợp đồng sơ bộ. Nếu người vận chuyển chấp nhận lời đề nghị này thì giữa hai bên đã có một hợp đồng sơ bộ. Khi hàng hoá được bốc lên tàu, người vận chuyển (đại diện là thuyền trưởng) cấp cho người gửi hàng vận đơn đường biển. Quan hệ về quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển hàng hoá từ lúc này cho đến khi giao hàng sẽ được điều chỉnh bằng vận đơn đường biển.

Như vậy, trong trường hợp này, không thấy tồn tại một hợp đồng vận chuyển hàng hoá được thoả thuận giữa người thuê vận chuyển và người vận chuyển với những điều khoản mà hai bên thoả thuận và cùng ký kết mà chỉ thấy một đơn xin lưu khoang do người thuê vận chuyển gửi nhằm mục đích xin lưu khoang một số hàng hoá sau khi đã xem biểu cước, tuyến chạy của tàu định sẵn và một vận đơn đường biển do người vận chuyển cấp cho người gửi hàng sau khi hàng hoá được xếp lên tàu. Qua đó, có thể kết luận rằng trong phương thức vận chuyển hàng hoá theo chứng từ, vận đơn là bằng chứng của hợp đồng thể hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của các bên. Do vậy, đối với phương thức vận chuyển bằng hàng hoá theo chứng từ thì việc tìm hiểu vận đơn là hết sức cần thiết.

2.1.2 Vận đơn đƣờng biển

2.1.2.1 Khái niệm và chức năng của vận đơn đƣờng biển

Một phần của tài liệu LVTS-2005 - Hợp Đồng Vận Chuyển Hàng Hóa Bằng Đường Biển Quốc Tế (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w