Phân loại vận đơn đƣờng biển

Một phần của tài liệu LVTS-2005 - Hợp Đồng Vận Chuyển Hàng Hóa Bằng Đường Biển Quốc Tế (Trang 31 - 34)

b) Chức năng của vận đơn

2.1.2.2 Phân loại vận đơn đƣờng biển

Hiện nay, trong vận chuyển hàng hoá bằng đường biển quốc tế, có nhiều loại vận đơn với tên gọi và tác dụng khác nhau. Việc phân loại vận đơn chỉ mang tính chất tương đối. Dựa vào đặc điểm của hành trình, tình trạng hàng hoá,

ghi chú nhận xét trên vận đơn, khả năng chuyển nhượng của vận đơn… có thể phân chia thành các loại khác nhau như sau [12, tr.42]:

- Căn cứ vào việc đã xếp hàng hay chưa thì vận đơn có hai loại: (i) vận đơn đã xếp hàng (shipped bill of ladding) là vận đơn do người chuyên chở hoặc người đại diện của họ cấp khi hàng đã được xếp xuống tàu;

(ii) vận đơn nhận để xếp (received for shipment bill of ladding) là vận đơn do người chuyên chở cấp khi người chuyên chở nhận hàng (ở kho hoặc ở bãi) để xếp lên tàu ghi trên vận đơn, tức là hàng hoá thực tế chưa được xếp lên tàu.

- Căn cứ vào khả năng lưu thông của vận đơn có thể phân ra thành: (i) vận đơn theo lệnh (order bill of ladding) là vận đơn trên đó không ghi rõ tên, địa chỉ của người nhận hàng mà ghi chữ “theo lệnh” (to order) hoặc có ghi tên người nhận đồng thời ghi thêm chữ “hoặc theo lệnh” (or order). Trên vận đơn theo lệnh có thể ghi rõ theo lệnh của người gửi hàng, của người nhận hàng hoặc của ngân hàng. Nếu không ghi rõ theo lệnh của ai thì hiểu theo lệnh của người gửi hàng. Vận đơn theo lệnh có thể chuyển nhượng được cho người khác bằng cách ký hậu (endorsement). Nếu không ký hậu thì chỉ người gửi hàng mới nhận được hàng; (ii) vận đơn đích danh (straight bill of ladding) là vận đơn mà trên đó có ghi rõ tên, địa chỉ của người nhận hàng mà không có hoặc chữ “theo lệnh” đã bị xoá. Chỉ người có tên trong vận đơn mới nhận được hàng. Loại vận đơn này không thể chuyển nhượng được bằng cách ký hậu; (iii) vận đơn cho người cầm (bill of ladding to bearer) là vận đơn trên đó có ghi rõ chữ “cho người cầm” hoặc phát hành theo lệnh nhưng không ghi tên người nhận hay người hưởng lợi nào, hoặc phát hành theo lệnh cho một người hưởng lợi và người đó đã ký hậu để trống mà không chỉ định một người hưởng lợi nào khác. Loại vận đơn này có nhiều rủi ro đối với người gửi hàng vì bất kỳ người nào cầm trong tay vận đơn cũng có thể nhận hàng.

- Căn cứ vào nhận xét, ghi chú trên vận đơn có: (i) vận đơn sạch hay hoàn hảo (clean bill of ladding) là vận đơn mà trên đó không có những ghi chú một cách rõ ràng rằng hàng hoá hay bao bì có khiếm khuyết. Hay nói cách khác trên vận đơn không có những ghi chú, những nhận xét xấu hoặc những bảo lưu về tình trạng bên ngoài của hàng hoá. Lấy được vận đơn sạch có ý nghĩa quan trọng trong thương mại quốc tế. Người mua cũng như ngân hàng đều yêu cầu phải có vận đơn sạch vì vận đơn sạch là bằng chứng hiển nhiên của việc xếp hàng tốt; (ii) vận đơn không hoàn hảo (unclean/claused/foul bill of ladding) là vận đơn trên đó có những ghi chú, nhận xét xấu hoặc những bảo lưu về hàng hoá và bao bì. Vận đơn không hoàn hảo không được ngân hàng chấp nhận thanh toán tiền hàng.

- Căn cứ vào hành trình có thể phân ra thành: (i) vận đơn đi thẳng (direct bill of ladding) là vận đơn được sử dụng trong trường hợp hàng hoá được vận chuyển từ cảng đi đến cảng đến bằng một con tàu, tức là không phải chuyển tải dọc đường; (ii) vận đơn đi suốt (through bill of ladding) là vận đơn được sử dụng trong trường hợp hàng hoá được chuyên chở từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng cuối cùng bằng hai hoặc nhiều con tàu của hai hoặc nhiều người chuyên chở, tức là hàng hoá phải chuyển tải bằng con tàu khác; (iii) vận đơn vận tải đa phương thức (multimodal transport bill of ladding) hay còn gọi là vận đơn vận tải liên hợp (combined transport bill of ladding) là vận đơn được sử dụng trong trường hợp hàng hoá được vận chuyển từ nơi đi đến nơi đến bằng hai hay nhiều phương tiện vận tải khác nhau. Trên vận đơn thường ghi rõ nơi nhận hàng để chở và nơi giao hàng. Người cấp vận đơn này là người chuyên chở hay người khai thác vận tải đa phương thức (multimodal transport operator). Người cấp vận đơn này phải chịu trách nhiệm về hàng hoá từ nơi nhận hàng để chở đến nơi giao hàng.

Trên đây là những loại vận đơn thông dụng ngoài ra còn có một số loại vận đơn, chứng từ khác như vận đơn do người giao nhận cấp, vận đơn cấp theo hợp đồng thuê tàu, vận đơn gom hàng (house bill of ladding), vận đơn đã nộp bản gốc tại cảng bốc hàng (bill of ladding surrendered), vận đơn bên thứ ba (third party bill of ladding), vận đơn có thể thay đổi (switch bill of ladding) và biên lai thuyền phó (mate’s receipt).

Một phần của tài liệu LVTS-2005 - Hợp Đồng Vận Chuyển Hàng Hóa Bằng Đường Biển Quốc Tế (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w