Quá trình vận chuyển: Sau khi xếp hàng lên tàu, thuyền trưởng đã cấp vận đơn thì tàu bắt đầu hành trình vận chuyển hàng hoá Trong quá trình tiến hành

Một phần của tài liệu LVTS-2005 - Hợp Đồng Vận Chuyển Hàng Hóa Bằng Đường Biển Quốc Tế (Trang 44 - 46)

đơn thì tàu bắt đầu hành trình vận chuyển hàng hoá. Trong quá trình tiến hành việc vận chuyển hàng hoá người vận chuyển phải cho tàu chạy đến cảng đích trong thời gian hành trình và đúng tuyến đường, ngoài ra người vận chuyển phải có nghĩa vụ vô cùng quan trọng đó là phải bảo vệ và giữ gìn hàng hoá trong suốt hành trình. Để thực hiện được những yêu cầu trên người

vận chuyển được tiến hành một số hành vi nhất định trong chừng mực để đảm bảo sự an toàn cho hàng hoá.

Đặc điểm của tàu kinh doanh theo chứng từ là chạy trên những tuyến đường, ghé qua những cảng được quy định trước trong lịch trình phục vụ, trong quá trình chạy tàu không được rẽ hướng một cách bất hợp lý và không được đi chệch khỏi đường địa lý và đường tập quán. Người gửi hàng không có nghĩa vụ gánh vác rủi ro khi tàu đi chệch hướng nên những tổn thất hàng hoá phát sinh bởi tàu đi rẽ hướng hoặc chệch đường thì người vận chuyển phải chịu trách nhiệm. Thông thường khi tàu đi chệch đường hoặc rẽ hướng chủ tàu không những có thể bị tước quyền sử dụng các điều khoản miễn trách theo hợp đồng mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi được nhận cước phí. Ngoài ra, chủ tàu còn bị mất quyền giới hạn trách nhiệm, không thể thu tiền đóng góp tổn thất chung và các quyền khác khi tàu đi chệch hướng.

Tuy vậy, trong thực tiễn quá trình chạy tàu người vận chuyển có thể đi chệch đường hợp lý, nếu gây tổn thất đối với hàng hoá thì không phải bồi thường đó là các trường hợp sau: a) cứu hoặc có ý đồ cứu sinh mệnh hoặc tài sản; b) để tránh tai nạn, nguy hiểm của biển, tàu phải rẽ vào cảng lánh nạn hoặc bị hỏng máy phải chạy đến cảng gần nhất để sửa chữa; c) hành khách hoặc thuyền viên bị bệnh nghiêm trọng phải cấp cứu; d) có thể cần phải lấy nhiên liệu nên thuận đường ghé vào cảng.

Nghĩa vụ quan trọng nhất của người vận chuyển liên quan đến hàng hoá là nghĩa vụ bảo vệ và giữ gìn hàng hoá, nghĩa vụ này bao trùm suốt quá trình vận chuyển thường được tính từ khi bốc lên tàu đến khi giao cho người nhận hàng [23]. Trong quá trình này nếu người vận chuyển không chú ý hoặc các biện pháp giữ gìn hàng hoá không thoả đáng mà gây nên tổn thất cho hàng hoá thì người vận chuyển phải chịu trách nhiệm, đó thường là các hoạt động

để bảo quản hàng hoá, ngăn chặn tổn thất hàng hoá. Nghĩa vụ này còn được tính đối với hàng hoá đã bị tổn thất do rủi ro nếu người vận chuyển không có biện pháp ngăn chặn làm cho tổn thất lan rộng thì cũng phải chịu trách nhiệm. Trong quá trình vận chuyển ngoài việc bảo vệ và giữ gìn hàng hoá trong một số trường hợp người vận chuyển có quyền sử dụng các biện pháp đặc biệt đối với hàng nguy hiểm và tai nạn bất ngờ xẩy ra trên biển. Các biện pháp này được người vận chuyển sử dụng với mục đích để bảo vệ tính mạng cho con người, bảo vệ hàng hoá và tàu biển. Trong quá trình vận chuyển nếu gặp tai nạn bất ngờ hoặc do bản chất của hàng hoá nguy hiểm gây nên (như chất độc, chất dễ cháy…) đe dọa tính mạng của những người trên tàu và sự an toàn của tàu hoặc của hàng hoá khác, mà không có biện pháp nào để bảo vệ thì thuyền trưởng có quyền ra lệnh cho dỡ những loại hàng hoá đó lên bờ, hoặc quyết định huỷ bỏ, hoặc ném những hàng hoá đó xuống biển Ngoài ra, đối với những loại hàng mà pháp luật quy định buộc phải có người áp tải thì người thuê vận chuyển cần phải cử người đi áp tải, đó là khi vận chuyển các loại hàng như: hàng nguy hiểm (chất nổ, chất bắt lửa, chất độc hại…); hàng quý giá, súc vật sống, hàng mau hỏng… Bên vận chuyển, trong trường hợp này, phải có nghĩa vụ giúp đỡ người đi áp tải bảo vệ hàng hoá và không được viện cớ có người đi áp tải mà thiếu sự mẫn cán hợp lý trong việc vận chuyển hàng hoá.

Một phần của tài liệu LVTS-2005 - Hợp Đồng Vận Chuyển Hàng Hóa Bằng Đường Biển Quốc Tế (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w