vận chuyển giao hàng đã vận chuyển cho người cầm vận đơn hợp pháp. Trách nhiệm đối với hàng hoá trong giai đoạn này giữa người vận chuyển và người nhận hàng, nếu không có quy định riêng, thường lấy thời điểm hàng rời móc cẩu làm giới hạn phân chia trách nhiệm [24]. Nghĩa là trước khi hàng rời móc cẩu thuộc trách nhiệm của người vận chuyển, sau khi rời móc cẩu thuộc
trách nhiệm của người nhận hàng hoặc khi hàng đã giao cho người nhận hàng.
Trong trường hợp tàu đã đến cảng đích mà người nhận hàng không đến, từ chối hoặc trì hoãn việc nhận hàng thì người vận chuyển có quyền dỡ hàng và ký gửi vào một nơi an toàn, thích hợp và thông báo cho người thuê vận chuyển biết. Khi đó mọi chi phí và tổn thất phát sinh đều do người nhận hàng chịu trách nhiệm [25]. Khi phương thức thanh toán trong hợp đồng là phương thức trả sau mà khi giao hàng chủ hàng không trả hoặc trả không đủ cước phí hàng hoá, cước khống hoặc các chi phí khác thì người vận chuyển có quyền lưu giữ hàng hoá để đảm bảo được hoàn trả các khoản tiền đó. Đương nhiên người vận chuyển phải thực hiện quyền lưu giữ đối với số hàng hoá đó khi số hàng hoá đó còn đang dưới sự khống chế của chủ tàu, nếu hàng hoá được giao thì quyền này không thể thực hiện được.
Việc người vận chuyển thực hiện quyền lưu giữ hàng hoá chỉ có tính chất như một biện p háp tạm thời nhằm thúc bách chủ hàng phải thanh toán cước vận chuyển. Do vậy, trước khi thực hiện quyền này, người vận chuyển thường thông báo và có các cuộc hội đàm với người nhận hàng, có khi là người thuê vận chuyển. Nếu họ vẫn không chịu trả tiền thì người vận chuyển quyết định lưu giữ hàng hoá và đại lý của tàu phải đình chỉ việc giao hàng cho đến khi họ chịu trả cước phí, trong một khoảng thời hạn quy định mà người nhận hàng không nộp đủ số tiền phải trả thì hàng được đem bán. Theo quy định của Điều 96 BLHHVN thì thời hạn là 60 ngày, tính từ ngày tàu cảng đến đích, nếu không có người nhận lô hàng ký gửi hoặc người nhận hàng không thanh toán hết các khoản nợ hoặc không đưa ra được một đảm bảo cần thiết thì người vận chuyển có quyền bán đấu giá lô hàng đó để trừ nợ; nếu hàng hoá mau hỏng hoặc việc ký gửi quá tốn kém so với giá trị thực tế của hàng thì người vận chuyển có quyền bán đấu giá trước thời hạn đó. Trong quá trình
thực hiện các hành vi này người vận chuyển phải xin lệnh của toà án để bảo đảm cho tính hợp pháp của hành vi.
iii) Liên quan đến vận đơn:
Pháp luật quốc tế cũng như pháp luật quốc gia đều thừa nhận thuyền trưởng là người đại diện đương nhiên của người vận chuyển. Việc thuyền trưởng ký vận đơn cũng có hiệu lực giống như bản thân người vận chuyển ký vận đơn mà không cần có sự uỷ thác đặc biệt nào. Về thời gian nào thuyền trưởng cấp vận đơn thì trong các điều ước quốc tế cũng như pháp luật quốc gia thường không quy định rõ ràng lúc nào thì ký vận đơn, nhưng đều nói là theo yêu cầu của người giao hàng, người vận chuyển phải có nghĩa vụ ký phát cho người giao hàng một bộ vận đơn đường biển ngay sau khi xếp hàng lên tàu [26]. Nếu vận đơn được cấp phát sau khi xếp hàng lên tàu xong phù hợp với thời gian quy định xếp hàng trong hợp đồng cũng như trong thư tín dụng thì sẽ không có vấn đề gì cần đề cập. Tuy nhiên, trên thực tế thường xảy ra các trường hợp chênh lệch về hai thời điểm đó là các trường hợp sau:
Trường hợp thứ nhất: ngày xếp hàng xong chậm hơn thời gian quy định trong thư tín dụng, để phù hợp với thời gian quy định trong thư tín dụng người giao hàng yêu cầu thuyền trưởng ký và ghi ngày tháng trên vận đơn theo đúng như thời gian quy định ở tín dụng thư.
Trường hợp thứ hai: Đến ngày xếp hàng quy định trong thư tín dụng nhưng vì một nguyên nhân nào đó hàng còn chưa được xếp lên tàu, người giao hàng yêu cầu thuyền trưởng ký trước vận đơn (mặc dù hàng chưa được xếp hoặc xếp chưa xong) và ghi ngày như ngày quy định trong thư tín dụng.
Cả hai trường hợp này đều không hợp pháp do sai ngày của vận đơn là nhưng nguyên nhân xẩy ra tranh chấp dẫn đến huỷ hợp đồng do có sự không phù hợp giữa các chứng từ vận chuyển hàng hoá nên thuyền trưởng trong các trường hợp này đều không ký hoặc thỉnh thị ý kiến của công ty chủ quản.
iv) Trách nhiệm của ngƣời vận chuyển
Trong hợp đồng vận chuyển theo chứng từ giữa bên thuê vận chuyển và người vận chuyển có sự ràng buộc về quyền và nghĩa vụ đối với nhau thông qua vận đơn đường biển. Đối với người vận chuyển, nghĩa vụ chung trong quá trình vận chuyển là nhận hàng ở cảng bốc hàng như nào thì phải giao hàng ở cảng dỡ hàng như thế đó. Trong quá trình thực hiện việc vận chuyển hàng hoá bất cứ sự vi phạm nghĩa vụ của mình, có lỗi và gây thiệt hại đối với hàng hoá đều đưa đến trách nhiệm phải bồi thường. Như vậy trách nhiệm của người vận chuyển đó là một khái niệm theo nghĩa tiêu cực, được áp dụng đối với người vận chuyển khi họ không thực hiện hay thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình và gây thiệt hại đối với hàng hoá vận chuyển trong quá trình vận chuyển. Pháp luật hàng hải quốc tế và pháp luật hàng hải quốc gia đã có những quy định cụ thể đối với các trường hợp này. Về cơ bản trách nhiệm của người vận chuyển đường biển đối với hàng hoá gồm ba mặt sau đây [27, tr.51]: a) Trách nhiệm của người chuyên chở về mất mát, hư hỏng đối với hàng hoá, gọi là cơ sở trách nhiệm (basis of liability); b) Trách nhiệm của người vận chuyển đối với hàng hoá về mặt không gian và thời gian gọi là thời hạn trách nhiệm hay phạm vi trách nhiệm (period of liability); c) Số tiền tối đa mà người chuyên chở phải bồi thường cho một đơn vị hàng hoá bị tổn thất trong trường hợp giá trị hàng hoá không được kê khai trong vận đơn, gọi là giới hạn trách nhiệm (limit of liability).