Nghĩa vụ liên quan đến vận đơn

Một phần của tài liệu LVTS-2005 - Hợp Đồng Vận Chuyển Hàng Hóa Bằng Đường Biển Quốc Tế (Trang 69 - 71)

Sau khi hàng hoá đã được người vận chuyển bốc lên tàu, người vận chuyển phải cấp cho người gửi hàng một bộ vận đơn đường biển. Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu (charter party bill of lading) được hiểu là vận đơn dùng trong

đơn này điều chỉnh mối quan hệ giữa người vận chuyển và người gửi hàng trong trường hợp người gửi hàng không phải là người thuê tàu. Đồng thời nó cũng điều chỉnh mối quan hệ giữa người vận chuyển và người cầm vận đơn hợp pháp nếu hàng hoá được chuyển nhượng. Nếu trong hợp đồng có viện dẫn đến vận đơn và trong vận đơn có viện dẫn đến một số điều khoản của hợp đồng thì một vài điều khoản của vận đơn sẽ được hợp nhất vào hợp đồng và ngược lại. Ý nghĩa của việc viện dẫn này là ở chỗ có thể rút ra những điều kiện có thể chấp nhận được từ một tài liệu nhất định mà tránh việc lập lại chúng trong tài liệu khác [35, tr.122].

Nếu thừa nhận vai trò của vận đơn như trên thì trong hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng tàu chuyến có hai chứng từ cùng tồn tại điều chỉnh mối quan hệ giữa các bên là vận đơn và hợp đồng thuê tàu. Như vậy mối quan hệ giữa vận đơn và hợp đồng thuê tàu là như thế nào? Về vấn đề này tác giả Rodney Purvis [36, tr.74] diễn giải như sau: “Có thể nói rằng bản thân nội dung của vận đơn trong hợp đồng thuê tàu chuyến không phải là một hợp đồng giữa chủ tàu và người gửi hàng, mặc dù rằng vận đơn là một bằng chứng tuyệt hảo về các điều khoản của hợp đồng”. Thông thường trong hợp đồng có điều khoản về việc thuyền trưởng ký vận đơn kèm theo một số điều kiện nhất định. Điều khoản này được diễn đạt là “thuyền trưởng ký vận đơn đúng như được đưa ra nhưng không phương hại đến hợp đồng này”.

Từ những phân tích ở trên, có thể thấy được mối quan hệ giữa vận đơn và hợp đồng thuê tàu như sau: vận đơn phải thể hiện nội dung của hợp đồng thuê tàu. Những điều khoản được in trên vận đơn khi được giải thích phải phù hợp với nội dung của hợp đồng vận chuyển đã được ký trước đó và không được trái với các điều khoản căn bản trong hợp đồng đó. Pháp luật áp dụng cho vận đơn phải phụ thuộc vào pháp luật áp dụng cho hợp đồng vận chuyển.

Việc phân định rõ ràng mối quan hệ giữa vận đơn và hợp đồng thuê tàu chuyến có ý nghĩa thực tế vô cùng quan trọng trong việc phân định quyền lợi của các bên. Bởi vì trong trường hợp người thuê tàu và người gửi hàng là một

thì vận đơn được cấp chỉ là một biên lai chứng minh rằng hàng hoá đã nhận lên tàu, còn hợp đồng vận chuyển là hợp đồng đã được ký trước đó. Tuy nhiên trong trường hợp chủ hàng chuyển nhượng vận đơn cho người khác khi đó vận đơn mang đầy đủ chức năng như vận đơn trong hợp đồng vận chuyển hàng hoá theo chứng từ đó là chức năng của một biên lai nhận hàng, vừa là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển, vừa là một chứng từ chứng minh quyền sở hữu.

2.2.3.2 Quyền và nghĩa vụ của ngƣời thuê vận chuyển

Nghĩa vụ của người thuê chủ yếu liên quan đến việc cung cấp hàng và thanh toán các khoản phí liên quan.

Một phần của tài liệu LVTS-2005 - Hợp Đồng Vận Chuyển Hàng Hóa Bằng Đường Biển Quốc Tế (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w