Khái niệm hợp đồng vận tải đa phƣơng thức

Một phần của tài liệu LVTS-2005 - Hợp Đồng Vận Chuyển Hàng Hóa Bằng Đường Biển Quốc Tế (Trang 73 - 76)

b) Nghĩa vụ liên quan đến cƣớc phí thuê vận chuyển

2.3.1 Khái niệm hợp đồng vận tải đa phƣơng thức

Vận tải đa phương thức (multimodal transport) hay còn gọi là vận tải liên hợp (combined, intermodal transport) là việc vận chuyển hàng hoá bằng ít nhất

một nước đến một địa điểm được chỉ định giao hàng ở một nước khác. Vận tải đa phương thức không chỉ đơn thuần là sự kết hợp của một hay nhiều phương thức vận tải mà việc kết hợp đó phải trở thành một hệ thống trong đó các phương thức vận tải tham gia và những người tham gia phải hoạt động một cách nhịp nhàng để đưa hàng hoá từ nơi gửi đến nơi nhận một cách an toàn nhất, nhanh nhất, hiệu qủa nhất. Vận tải đa phương thức là một phương pháp vận tải mới với sự tham gia của nhiều phương thức vận tải nhưng do một người điều hành duy nhất chịu trách nhiệm trên cơ sở vận dụng những thành tựu mới nhất của khoa học, công nghệ trong ngành vận tải và thông tin cũng như các quy định của các hệ thống pháp luật khác nhau. Ta có thể đưa ra một định nghĩa về vận tải đa phương thức như sau [38, tr.150]: “Vận tải đa phương thức quốc tế là một phương pháp vận tải trong đó hàng hoá được vận chuyển bằng hai hay nhiều phương thức khác nhau, trên cơ sở một chứng từ vậnt tải, một chế độ trách nhiệm và chỉ một người chịu trách nhiệm về hàng hoá trong suốt hành trình chuyên chở từ một địa điểm nhận hàng nước này đến một địa điểm giao hàng ở nước khác”

Từ định nghĩa trên, cho thấy vận tải đa phương thức quốc tế có các đặc điểm sau:

- Vận tải đa phương thức có ít nhất hai phương thức vận tải tham gia, trong khi vận tải truyền thống chỉ có một phương thức vận tải duy nhất. - Trong vận tải đa phương thức chỉ có một người chịu trách nhiệm về

hàng hoá trước người gửi hàng đó là người điều hành vận tải đa phương (multimodal transport operator). Người điều hành vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm về hàng hoá kể từ lúc người điều hành vận tải đa phương thức đã nhận hàng để chở tại nơi đi cho đến khi đã giao xong hàng cho người nhận tại nơi đến.

- Trong vận tải đa phương thức chỉ sử dụng một chứng từ duy nhất. Chứng từ đó có thể có những tên gọi khác nhau như: chứng từ vận tải đa phương thức (multimodal transport document), vận đơn vận tải đa

phương thức (multi transport bill of lading), vận đơn vận tải liên hợp (combined transport bill of lading)…

- Người điều hành vận tải đa phưng thức phải chịu trách nhiệm về hàng theo một chế độ trách nhiệm cụ thể, có thể là hệ thống trách nhiệm thống nhất (uniform liabitility system) hoặc hệ thống trách nhiệm từng chặng đường (network liabitility system), tuỳ theo sự thoả thuận giữa người điều hành vận tải đa phương thức và người gửi hàng.

- Nơi nhận hàng để chở hàng và nơi giao hàng thường là ở hai nước khác nhau.

- Hàng hoá thường được vận chuyển bằng các phương tiện vận tải như container, trailer hay pallet.

- Lợi thế của vận tải đa phương thức là khả năng vận chuyển từ cửa đến cửa (door to door transport), thông qua việc dùng các kỹ thuật mới nhất về vận tải và thông tin, một đầu mối duy nhất, một chứng từ vận chuyển duy nhất, các thủ tục hải quan đơn giản nhất nhằm giảm chi phí thấp nhất.

Từ những phân tích nêu trên có thể đưa ra một khái niệm về hợp đồng vận tải đa phương thức như sau: “Hợp đồng vận tải đa phương thức là văn bản, theo đó người kinh doanh vận tải đa phương thức cam kết thực hiện hoặc tổ chức việc thực hiện vận tải đa phương thức và được thanh toán tiền cước vận chuyển”

Trong hợp đồng vận tải đa phương thức bao gồm các bên sau: người kinh doanh vận tải đa phương thức, người vận chuyển, người gửi hàng và người nhận hàng.

“Người kinh doanh vận tải đa phương thức” là bất cứ người nào hoặc tự mình, hoặc thông qua người khác, thay mặt mình ký hợp đồng vận tải đa

thay mặt người gửi hàng, hay thay mặt người vận tải tham gia hoạt động vận tải đa phương thức, và đảm nhận trách nhiệm thực hiện hợp đồng.

“Người gửi hàng” là bất cứ người nào tự mình, trên danh nghĩa của mình, hay có người thay mặt mình, thực sự giao hàng cho người điều hành vận tải đa phương thức liên quan đến hợp đồng vận tải đa phương thức.

“Người nhận hàng” là người có quyền được nhận hàng từ người điều hành vận tải đa phương thức.

“Người vận chuyển” là người thực hiện hoặc cam kết thực hiện một phần hoặc toàn bộ công việc vận chuyển, dù người dó là người điều hành vận tải đa phương thức hay không phải là người điều hành vận tải đa phương thức.

Một phần của tài liệu LVTS-2005 - Hợp Đồng Vận Chuyển Hàng Hóa Bằng Đường Biển Quốc Tế (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w