Trong điều khoản về trọng tài, các bên đề cập đến trọng tài xét xử khi có tranh chấp xẩy ra. Điều khoản trọng tài trong mẫu hợp đồng thuê tàu chuyến thường có hai cách ghi [31, tr.34]: 1) trọng tài quy chế: Ghi rõ tên, địa chỉ trọng tài và quy chế xét xử áp dụng; 2) trọng tài ad-hoc: phải ghi rõ cách lựa chọn trọng tài, thành phần trọng tài, luật áp dụng về trọng tài.
Trong các hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng tàu chuyến thường có điều khoản cầm giữ nợ cho phép chủ tàu có quyền cầm giữ hàng cho tới khi tiền cước, cước khống hoặc tiền phạt được thanh toán. Thông thường gồm: các loại án phí và chi phí thi hành án; chi phí bảo quản, bán và chia tiền bán hàng hoá; thuế và các khoản chi phí công cộng khác; tiền phân bổ hàng hoá để trả công cứu hộ hoặc đóng góp tổn thất chung; tiền bồi thường do các tổn thất hàng hoá gây ra; quyền lợi của người chuyên chở [32].
xii) Điều khoản về chiến tranh, đình công (strikes, war clause):
Trong hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển điều khoản này được coi là phòng ngừa rủi ro cho người vận chuyển và người thuê vận chuyển. Bất kỳ lúc nào trước khi tàu xếp hàng mà theo sự phán quyết của thuyền trưởng/chủ tàu, việc thực hiện một phần hay toàn bộ hợp đồng sẽ làm cho tàu, hàng hoá, thuỷ thủ đoàn chịu rủi ro của chiến tranh thì chủ tàu có thể gửi cho chủ hàng thông báo huỷ hợp đồng hoặc có thể từ chối phần hợp đồng mà có thể làm cho tàu, hàng hoá, thuỷ thủ đoàn những người khác trên tàu có thể bị rủi ro chiến tranh. Hoặc điều khoản đình công quy định người thuê vận chuyển có quyền yêu cầu người vận chuyển đợi để bốc dỡ hàng trong khi đình công diễn ra. Thời gian này không được tính vào thời gian xếp dỡ như đã thoả thuận.
xiii) Điều khoản đâm va cùng có lỗi (both to blame collision clause)
Đâm va là rủi ro rất nguy hiểm và luôn xảy ra đối với tàu hoạt động ở biển, thường dẫn đến những tổn thất lớn và nhiều quan hệ phát sinh. Do vậy, hai bên trong hợp đồng cần chỉ ra rằng, điều khoản này được áp dụng trong trường hợp nào? Khi xảy ra rủi ro đâm va, bên nào phải thanh toán các chi phí liên quan, thanh toán được tiến hành ở đâu, vào thời gian nào và đồng
Trên đây là những điều khoản thông dụng trong hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng tàu chuyến. Do tính chất đa dạng của các loại hàng hoá cũng như sự phức tạp của vận chuyển bằng đường biển. Vì thế, các bên khi ký kết hợp đồng cần phải nghiên cứu kỹ thêm và đưa thêm vào hợp đồng những điều khoản khác sau khi đã xem xét kỹ hàng hoá.
2.2.3 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng tàu chuyến bằng tàu chuyến
Cho đến nay luật quốc tế chưa có những quy định chung về vận chuyển hàng hoá bằng tàu chuyến. Việc xác định quyền và nghĩa của các bên trong hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng tàu chuyến chủ yếu được xác định theo pháp luật của quốc gia và tập quán hàng hải quốc tế và có thể căn cứ vào nội dung của các hợp đồng mẫu. Nhưng trên thực tế việc xác định quyền và nghĩa vụ này rất phức tạp vì nó liên quan nhiều đến nghiệp vụ thuê tàu chuyến. ở mức độ nào đó việc xác định quyền và nghĩa vụ này cũng tương tự như trong hợp đồng vận chuyển hàng hoá theo chứng từ.
2.2.3.1 Quyền và nghĩa vụ của ngƣời vận chuyển
a) Liên quan đến tàu:
Người vận chuyển phải cung cấp tàu đúng như qui định trong hợp đồng. Nghĩa vụ cung cấp tàu của người vận chuyển liên quan đến các vấn đề sau: - Người vận chuyển phải cung cấp tàu có đủ khả năng đi biển. Cũng
giống như trong trường hợp tàu chợ đủ khả năng đi biển được giải thích tương tự (tàu bền, chắc, kín nước, vỏ và máy tàu không có khuyết điểm gì, được trang bị máy móc, phương tiện cần thiết cho đi biển, được biên chế thuyền bộ đầy đủ, cung cấp đủ lương thực…). Nếu
những tiêu chuẩn trên không được đảm bảo, tầu được coi là không đủ khả năng đi biển. Khi đó, nếu người vận chuyển cứ tiếp tục hành trình, thì họ phải chịu trách nhiệm về tổn thất (nếu có). Việc xem xét người vận chuyển có cung cấp tàu đủ khả năng đi biển luôn được xét trong sự mẫn cán của người cung cấp tàu. Đối với trường hợp thuê tàu chuyến sự mẫn cán hợp lý của người vận chuyển làm cho tàu có đủ khả năng đi biển còn được tính đến trong trường hợp trước khi tàu khởi hành, người thuê tàu đã kiểm tra và hài lòng về khả năng đi biển của tàu thì trách nhiệm của người vận chuyển đối với tàu có đủ khả năng đi biển ở đây vẫn được đặt ra.
- Người vận chuyển phải cung cấp tàu đúng thời gian và địa điểm như đã thoả thuận trong hợp đồng. Nếu người vận chuyển đưa tàu đến trước thời hạn thì người thuê vận chuyển không buộc phải bốc hàng lên ngay. Tuy nhiên, nếu người vận chuyển đưa tàu đến chậm thì người thuê có quyền xử lý theo hai cách: 1) chờ tàu đến để bốc hàng, mọi chi phí phát sinh do người vận chuyển chịu hoặc; 2) huỷ hợp đồng vận chuyển và kiện đòi bồi thường thiệt hại. Trong hợp đồng thuê tàu chuyến thường có một điều khoản quy định chủ tàu, thuyền trưởng phải thường xuyên thông báo vị trí con tàu, dự kiến thời gian tàu đến cảng chỉ định cho người thuê tàu. Mục đích của nó là thông báo cho người thuê biết bà chuẩn bị kịp thời chứng từ cũng như hàng hoá và lập kế hoạch xếp và dỡ hàng.
- Trong hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng tàu chuyến, trách nhiệm của người vận chuyển là phải báo cho người thuê tàu hoặc đại lý của họ bằng văn bản về mọi phương diện tàu đã sẵn sàng xếp hoặc dỡ hàng, thông báo như vậy gọi là “Thông báo sẵn sàng”. Việc thông báo đã sãn sàng này được quy định chi tiết tại Khoản 1 Điều 69 BLHHVN. Trước khi trao thông báo sẵn sàng tàu phải thoả mãn những điều kiện
hoặc gần địa điểm đó tàu có thể tới an toàn; 2) tàu phải thực tế sẵn sàng xếp, dỡ hàng vào thời điểm đó; 3) nếu tàu xếp hàng hạt rời, thuyền trưởng phải xuất trình giấy chứng nhận chở hàng hạt rời và các loại giấy tờ khác. Tàu “sẵn sàng” có nghĩa là nếu xếp hoặc sử dụng làm thiết bị làm hàng của tàu thì các thiết bị đó phải sẵn sàng, cần cẩu phải ở vị trí thích hợp cho việc bắt đầu bốc xếp hàng, các hầm, khoang chứa hàng phải dọn sạch, khô ráo, có đủ nệm, lót theo yêu cầu của từng chủng loại hàng hoá.
- Người vận chuyển có nghĩa vụ dùng tàu đã chỉ định trong hợp đồng để vận chuyển hàng hoá. Tuy nhiên, người vận chuyển có quyền thay thế tàu đã chỉ định bằng một tàu khác khi đã thông báo cho người thuê vận chuyển biết và được người thuê vận chuyển đồng ý, nếu việc thay thế tàu không được quy định trong hợp đồng [33].
- Ngoài ra người vận chuyển phải chịu mọi chi phí liên quan đến con tàu như: cảng phí, dầu nhờn, dầu chạy máy, phí hoa tiêu, phí đại lý, phí môi giới…