Các quy định về bảo đảm an toàn

Một phần của tài liệu BẢN CÁO BẠCH NIÊM YẾT NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á (Trang 70 - 73)

IV. TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ NIÊM YẾT

6. Hoạt Động Kinh Doanh

6.2.3. Các quy định về bảo đảm an toàn

Thông tư 22/2019/TT-NHNN ban hành ngày 15/11/2019 của Thống đốc NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Thông tư 41/2016/TT-NHNN ban hành ngày 30/12/2016 của Thống đốc NHNN Quy định tỷ lệ đảm bảo an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có quy định như sau:

BẢN CÁO BẠCH NIÊM YẾT

NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á

70 | P a g e

Sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn theo tỷ lệ tối đa sau đây:

a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến hết ngày 30 tháng 09 năm 2020: 40% b) Từ ngày 01 tháng 10 năm 2020 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2021: 37% c) Từ ngày 01 tháng 10 năm 2021 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2022: 34% d) Từ ngày 01 tháng 10 năm 2022: 30%

Tỷ lệ dự trữ thanh khoản

Ngân hàng thương mại phải đảm bảo duy trì tỷ lệ dự trữ thanh khoản ở mức tối thiểu 10%. SeABank đảm bảo tuân thủ tỷ lệ này tại mọi thời điểm trong năm.

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

Ngân hàng có công ty con phải duy trì:

- Tỷ lệ an toàn vốn xác định trên cơ sở báo cáo tài chính của ngân hàng tối thiểu 8%;

- Tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất xác định trên cơ sở báo cáo tài chính hợp nhất của ngân hàng tối thiểu 8%. Trường hợp ngân hàng có công ty con là công ty kinh doanh bảo hiểm thì tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất được xác định trên cơ sở báo cáo tài chính hợp nhất của ngân hàng nhưng không hợp nhất công ty con là công ty kinh doanh bảo hiểm theo nguyên tắc hợp nhất của pháp luật về kế toán và báo cáo tài chính đối với tổ chức tín dụng.

Giới hạn cấp tín dụng

Trừ trường hợp ngoại lệ, tổ chức tín dụng phải tuân thủ các giới hạn cấp tín dụng áp dụng đối với một khách hàng và nhóm khách hàng liên quan, cụ thể như sau:

Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng; Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng; Tổng mức dư nợ cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp không được vượt quá 5% vốn điều lệ, vốn được cấp của ngân hàng; Tổng mức dư nợ cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu không được vượt quá 5% vốn điều lệ, vốn được cấp của ngân hàng; Tổng mức cho vay và bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với một công ty con, công ty liên kết hoặc doanh nghiệp thuộc quyền kiểm soát của tổ chức tín dụng đó không được vượt quá 10% vốn tự có của tổ chức tín dụng; Tổng mức cho vay và bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với tất cả các công ty con, công ty liên kết, doanh nghiệp thuộc quyền kiểm soát của tổ chức tín dụng không được vượt quá 20% vốn tự có của tổ chức tín dụng đó.

Giới hạn góp vốn, mua cổ phần

Mức góp vốn, mua cổ phần của ngân hàng thương mại và các công ty con, công ty liên kết của ngân hàng vào một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Ngân hàng được phép góp vốn, mua cổ phần (trừ trường hợp công ty con, công ty liên kết là công ty quản lý quỹ góp vốn, mua cổ phần từ nguồn vốn của các quỹ do công ty quản lý) không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp nhận góp vốn.

BẢN CÁO BẠCH NIÊM YẾT

NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á

71 | P a g e Tổng mức góp vốn mua cổ phần của ngân hàng thương mại vào các doanh nghiệp, kể các công ty con, công ty liên kết của ngân hàng không được vượt quá 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của ngân hàng thương mại.

Dự phòng rủi ro

Theo Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2011, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc NHNN Quy định về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN. Theo đó, các khoản cho vay khách hàng được phân loại theo các mức độ rủi ro như sau: Nợ đủ tiêu chuẩn, Nợ cần chú ý, Nợ dưới tiêu chuẩn, Nợ nghi ngờ và Nợ có khả năng mất vốn dựa vào tình trạng quá hạn và các yếu tố định tính khác của khoản cho vay.

Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013, rủi ro tín dụng thuần của các khoản cho vay khách hàng được tính bằng giá trị còn lại của khoản cho vay trừ đi giá trị của tài sản đảm bảo đã được khấu trừ theo các tỷ lệ được quy định, cụ thể:

Dự phòng cụ thể được trích lập trên rủi ro tín dụng thuần của các khoản cho vay theo các tỷ lệ tương ứng với từng nhóm như sau:

Nhóm Nhóm dư Nợ Tỷ lệ dự phòng cụ thể

1 Nợ đủ tiêu chuẩn 0%

2 Nợ cần chú ý 5%

3 Nợ dưới tiêu chuẩn 20%

4 Nợ nghi ngờ 50%

5 Nợ có khả năng mất vốn 100%

Dự phòng chung được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa được xác định trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể trong các trường hợp khó khăn về tài chính của tổ chức tín dụng khi chất lượng các khoản nợ bị suy giảm. Theo đó, Ngân hàng phải thực hiện trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ được phân loại từ nhóm 1 đến nhóm 4.

Các khoản nợ sẽ được thực hiện phân loại vào thời điểm cuối quý cho ba quý đầu năm và vào ngày 30 tháng 11 cho quý bốn trong năm tài chính.

Dự phòng được ghi nhận như một khoản chi phí trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được sử dụng để xử lý các khoản nợ xấu.

Trạng thái ngoại tệ

Được quy định theo Thông tư số 07/2012/TT-NHNN ngày 20/03/2012 của Thống đốc NHNN về trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối, theo đó tổng trạng thái ngoại tệ dương và tổng trạng thái ngoại tệ âm cuối ngày không được vượt quá 20% vốn tự

BẢN CÁO BẠCH NIÊM YẾT

NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á

72 | P a g e có của Tổ chức tín dụng tại thời điểm đó. Các trường hợp đặc biệt duy trì trạng thái ngoại tệ vượt giới hạn cho phép phải được sự chấp thuận của NHNN từng thời kỳ.

Trạng thái ngoại tệ hàng ngày phải báo cáo NHNN trước 14h mỗi ngày giao dịch hôm sau.

Trạng thái vàng

Được quy định theo Thông tư số 38/2012/TT-NHNN ngày 28/12/2012 của Thống đốc NHNN về trạng thái vàng của các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh mua bán vàng miếng, theo đó tổng trạng thái vàng cuối ngày không được vượt quá 2% vốn tự có của Tổ chức tín dụng tại thời điểm đó. Các trường hợp đặc biệt duy trì trạng thái vàng vượt giới hạn cho phép phải được sự chấp thuận của NHNN từng thời kỳ.

Trạng thái vàng hàng ngày phải báo cáo NHNN trước 14h mỗi ngày giao dịch hôm sau.

Bảo hiểm tiền gửi

SeABank phải mua bảo hiểm tiền gửi tại Bảo Hiểm Tiền Gửi Việt Nam với mức phí bảo hiểm bằng 0,15% đối với tất cả tiền gửi bằng tiền Đồng của người gửi tiền là cá nhân.

Giám sát

NHNN giám sát hoạt động của SeABank thông qua giám sát từ xa, thanh tra tại chỗ và xử phạt vi phạm hành chính do Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng Nhà nước thực hiện.

Giám sát từ xa

Căn cứ vào các báo cáo cân đối kế toán, các chỉ tiêu thống kê ngoài cân đối và các loại báo cáo khác do các tổ chức tín dụng gửi theo quy định tại Thông tư số 35/2015/TT-NHNN của Thống đốc NHNN Quy định các báo cáo thống kê đối với các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng và các bộ phận nghiệp vụ liên quan xử lý số liệu, tổng hợp và phân tích các báo cáo để đánh giá các nội dung sau:

 Diễn biến về cơ cấu tài sản Nợ và tài sản Có;

 Chất lượng tài sản Có;

 Vốn tự có;

 Tình hình thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh;

 Việc thực hiện qui định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng và các qui định khác của pháp luật;

Thanh tra

Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng/Thanh tra NHNN tỉnh, thành phố có thể tiến hành thanh tra tại chỗ định kỳ hoặc thanh tra đột xuất đơn vị trực thuộc của Ngân hàng.

Xử phạt vi phạm hành chính

Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức tín dụng vi phạm theo quy định tại Nghị định 96/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

Một phần của tài liệu BẢN CÁO BẠCH NIÊM YẾT NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)