Đánh giá về sự phù hợp định hướng phát triển của SeABank với định hướng của ngành, chính

Một phần của tài liệu BẢN CÁO BẠCH NIÊM YẾT NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á (Trang 100 - 102)

IV. TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ NIÊM YẾT

8. Vị thế của SeABank trong ngành Ngân hàng

8.4. Đánh giá về sự phù hợp định hướng phát triển của SeABank với định hướng của ngành, chính

chính sách của Nhà nước và xu thế chung của thế giới

Trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới ngày càng có nhiều biến động ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, quy định quản lý của NHNN ngày càng được thắt chặt để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả của toàn hệ thống, nhu cầu của khách hàng ngày càng cao, áp lực cạnh tranh từ các đối thủ ngày càng lớn, định hướng chiến lược của SeABank hướng tới tăng trưởng bền vững trên cơ sở phát triển các nguồn lực nhằm đáp ứng tình hình thực tiễn của thị trường. Qua đó, SeABank hướng đến mục tiêu làm gia tăng giá trị của doanh nghiệp dựa trên các nền tảng cơ bản, bao gồm: nguồn nhân lực, hệ thống Công nghệ, vận hành và quản trị rủi ro, phù hợp với các chính sách của Nhà nước, định hướng của ngành Ngân hàng và xu thế phát triển chung trên thế giới.

Bên cạnh yếu tố tăng trưởng, SeABank cũng rất chú trọng đến vấn đề ổn định, an toàn và hiệu quả trong hoạt động. Dựa trên nền tảng hiện có, SeABank tiếp tục đầu tư vào xây dựng hệ thống

BẢN CÁO BẠCH NIÊM YẾT

NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á

100 | P a g e công nghệ, kỹ thuật tiên tiến nhằm hiện đại hóa và phù hợp với yêu cầu hội nhập, kết hợp với việc xây dựng khung quản trị rủi ro toàn hiện cho Ngân hàng để hạn chế các rủi ro có thể xảy ra và đảm bảo ứng phó kịp thời trước các nguy cơ tác động từ nền kinh tế. SeABank tin tưởng rằng, sự phát triển của Ngân hàng sẽ góp phần vào sự phát triển của Ngành nói riêng và xu thế phát triển của nền kinh tế nói chung.

Mục tiêu của SeABank

Triển khai thực hiện Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 986/QĐ-TTg, SeABank cũng đã ban hành Chiến lược phát triển đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 với các mục tiêu và chiến lược như sau: Về mục tiêu trong giai đoạn 2021-2025, SeABank định hướng trở thành ngân hàng dẫn đầu về chất lượng dịch vụ, trong đó tập trung vào lĩnh vực giao dịch điện tử và bảo hiểm; đạt được hiệu quả và khả năng sinh lời ở mức dẫn đầu thị trường thông qua việc kết hợp giữa tăng trưởng và quản lý hiệu quả chi phí; tăng cường hiệu quả tổ chức thông qua phát triển văn hóa công bằng và cơ cấu quản trị phù hợp, trở thành ngân hàng dẫn đầu về văn hóa tổ chức, và trở thành ngân hàng dẫn đầu về đóng góp cho cộng đồng.

Để hiện thực hóa các mục tiêu trên, SeABank đã xây dựng chiến lược cho giai đoạn 2021-2025 là cung cấp cho khách hàng trải nghiệm tuyệt vời thông qua đội ngũ nhân viên chuyên môn hóa cao và tăng lợi ích lâu dài của các cổ đông, với 05 trụ cột chính là: trụ cột 1 - Văn hóa chia sẻ tạo ra sự khác biệt của SeABank; trụ cột 2 - Sản phẩm dịch vụ riêng phục vụ những mảng khách hàng riêng biệt; trụ cột 3 - Dịch vụ ngân hàng số đáp ứng nhu cầu của khách hàng; trụ cột 4 - Đơn giản hóa hoạt động của ngân hàng với khả năng triển khai hoạt động mạnh; trụ cột 5 - Tăng cường khả năng tài chính và quản trị rủi ro, tăng khả năng sinh lời.

Các dự án trọng điểm quốc gia mà SeABank tham gia tài trợ

Hoạt động trong lĩnh vực Tài chính Ngân hàng, SeABank luôn phát triển và vận hành cùng nền kinh tế Việt nam, đồng hành cùng các Tập đoàn, Tổng công ty để tham gia tài trợ các dự án trọng điểm quốc gia, góp phần phát triển kinh tế xã hội cho đất nước và mang lại hiệu quả kinh doanh cho Ngân hàng.

- Đối với Dự án Nhà máy Xử lý khí Cà Mau (viết tắt là GPP) của Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS): là dự án với Tổng mức đầu tư trên 10.000 tỷ VND, trong đó SeABank tham gia tài trợ cùng một số tổ chức tín dụng khác, Số tiền SeABank đã cấp tín dụng cho Dự án là 2.000 tỷ đồng.

Dự án GPP Cà Mau có công suất xử lý 6,2 triệu m3 khí/ngày từ nguồn khí PM3-CAA, cùng hệ thống kho có sức chứa 8.000 tấn LPG, 3.000 m3 condensate và hệ thống cảng xuất sản phẩm. Sau khi hoàn thành xây dựng và đưa vào vận hành, GPP Cà Mau cung cấp ra thị trường khoảng 600 tấn LPG/ngày, tương đương 200.000 tấn LPG/năm, cung cấp 35 tấn Condensate/ngày, tương đương 12.000 tấn Condensate/năm, đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu thị trường trong nước. Với yêu cầu cao về mặt kỹ thuật và công nghệ, công trình khi hoàn thành có công nghệ tiên tiến hàng đầu, đem lại hiệu suất thu hồi LPG cao so với các dự án tương tự từ trước tới nay; phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế; đảm bảo vận hành an toàn và bảo vệ môi trường.

GPP Cà Mau được đưa vào hoạt động đã giúp PV GAS thực hiện đúng mục tiêu chiến lược: đóng vai trò chủ đạo trong ngành công nghiệp Khí Việt Nam và phát triển ra thị trường quốc tế. Đây là khâu hoàn thiện cuối cùng để Cụm công nghiệp Khí - Điện - Đạm Cà Mau đồng bộ phục vụ sự nghiệp phát triển ở miền Tây.

BẢN CÁO BẠCH NIÊM YẾT

NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á

101 | P a g e - Đối với Dự án lô 433a & 416b - Algeria của Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí

(PVEP): Đây là Dự án khai thác dầu khí ngoài khơi Việt Nam. SeABank tham gia đồng tài trợ cùng một số tổ chức tín dụng khác, số tiền SeABank tham gia tài trợ là 50 triệu USD.

Dự án lô 433a & 416b là một trong những dự án mở đường trong chiến lược phát triển không chỉ trong nước và thị trường quốc tế của PVEP và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, dự án đón dòng dầu đầu tiên (first oil) vào năm 2015. Dự án được đánh giá là bước đột phá, mở rộng hoạt động mở rộng tìm kiếm thăm dò, gia tăng trữ lượng, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển của đất nước.

- Đối với Dự án Di dân tái định cư Thủy điện Sơn La - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN): Đây là Dự án phục vụ cho Dự án Thủy điện Sơn La - tại thời điểm triển khai, đây là Dự án Nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất Đông Nam Á.

SeABank tham gia tài trợ cho Dự án di dân tái định cư Thủy điện Sơn La 700 tỷ đồng. Để nhường đất cho nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất Đông Nam Á, số dân phải di chuyển, bố trí tái định cư lớn nhất đất nước từ trước tới nay, với 20.340 hộ và 93.201 người của 248 bản, tổ dân phố, 31 xã, phường, 8 huyện, thị xã của 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu. Thủy điện Sơn La là công trình hợp lòng dân, nhân dân đồng tình ủng hộ, do vậy việc triển khai dự án di dân, tái định cư được triển khai thành công.

Việc tham gia tài trợ thành công và hiệu quả cho những Dự án Trọng điểm Quốc gia cho thấy SeABank hiểu rõ vai trò của các ngân hàng trong việc đồng hành cùng Chính phủ trong phát triển kinh tế, đồng thời thể hiện các Tập đoàn, Tổng công ty đánh giá cao sự tham gia của SeABank.

Một phần của tài liệu BẢN CÁO BẠCH NIÊM YẾT NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)