Triển vọng phát triển của ngành

Một phần của tài liệu BẢN CÁO BẠCH NIÊM YẾT NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á (Trang 97 - 100)

IV. TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ NIÊM YẾT

8. Vị thế của SeABank trong ngành Ngân hàng

8.2. Triển vọng phát triển của ngành

Ngành ngân hàng đang ở trong giai đoạn phát triển nhanh

Với đặc thù của một nền kinh tế đang phát triển, dựa nhiều vào vốn, ngành Ngân hàng Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển nhanh. Với tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm trong khoảng từ 5% đến 7% trong 10 năm qua (2009 - 2019), ngoại trừ năm 2020 do ảnh hưởng của Đại dịch Covid- 19 (GDP 9 tháng đầu năm 2020 tăng 2,12%), dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam theo IMF năm 2021 là khoảng 6,7% và vào năm 2025 là khoảng 6,6% (Thái Lan lần lượt là 4,0% và 3,7%; Indonesia lần lượt là 6,1% và 5,1%), ngành Ngân hàng sẽ tiếp tục phát triển bền vững.

Hình 13. Dự báo tăng trưởng của một số nền kinh tế

(Nguồn: IMF - tháng 10/2020)

Sự tăng trưởng tích cực của nền kinh tế là yếu tố thu hút nhà đầu tư, nguồn vốn FDI, tạo ra sự nhộn nhịp trong hoạt động thương mại quốc tế, từ đó, ngân hàng là nơi hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động trong ngành xuất nhập khẩu, hậu cần,… Trong bối cảnh COVID-19, Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, kim ngạch xuất khẩu 11 tháng đầu năm 2020 tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước, nhập khẩu tăng 1,5% giúp Việt Nam đạt mức xuất siêu kỷ lục là 20,1 tỷ USD tính chung đến tháng 11 năm 2020. Tuy nhiên, tùy vào tình hình kiểm soát COVID-19 ở các nước (đặc biệt là Mỹ và Châu Âu) sẽ quyết định đến mức độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong cả năm 2020 và những năm tiếp theo.

Sự phát triển của Cách mạng Công nghiệp 4.0 và việc tham gia các FTA thế hệ mới như CPTPP và FTA Việt Nam - Liên minh châu Âu được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều cơ hội phát triển kinh tế cho Việt Nam, thông qua việc mở rộng xuất khẩu, đầu tư và ứng dụng khoa học công nghệ. Việt Nam đang tiếp tục tận dụng các FTA đã có hiệu lực và tiếp tục đàm phán, ký kết để mở rộng thị trường Quốc tế.

Bên cạnh đó, sự chuyển đổi nhanh hơn của mô hình tăng trưởng theo hướng năng suất, chất lượng và hiệu quả, với động lực chính là khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo sẽ giúp duy trì mức tăng trưởng cao và ổn định cho nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng hàng năm luôn ở mức cao, tuy có giảm dần từ năm 2018. Dữ liệu thống kê cho thấy mức tăng trưởng tín dụng năm 2019 đạt 12,1%, thấp hơn mức 13,3% của cùng kỳ năm 2018 và là mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 6 năm trở lại đây. Tính đến

BẢN CÁO BẠCH NIÊM YẾT

NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á

97 | P a g e 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019, tăng 11,62% so cùng kỳ 2019. Dự kiến cả năm 2020, tín dụng có thể tăng 10,5% - 11%. Việc giảm tăng trưởng tín dụng kể từ năm 2018 nhằm kiểm soát việc tăng trưởng quá nóng của hoạt động tín dụng, chú trọng hơn đến nâng cao chất lượng khoản vay, hướng dòng vốn tín dụng đến những ngành nghề ưu tiên và lĩnh vực sản xuất.

Chính sách, chiến lược phát triển nhằm nâng cao tính an toàn, lành mạnh của hệ thống Ngân hàng, tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật theo chuẩn mực quốc tế

Ngày 08 tháng 08 năm 2018, Chính phủ ban hành Quyết định số 986/QĐ-TTg Phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” với những nội dung chủ yếu sau:

Mục tiêu tổng quát

Hiện đại hóa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; thực hiện mục tiêu ưu tiên là kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng bền vững; bảo đảm an toàn, lành mạnh hệ thống các tổ chức tín dụng, giữ vai trò chủ chốt bảo đảm ổn định tài chính; thực thi vai trò giám sát các hệ thống thanh toán, là trung tâm thanh toán và quyết toán cho các hệ thống thanh toán và hệ thống giao dịch tài chính, tiền tệ trong nền kinh tế.

Phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng theo hướng: các tổ chức tín dụng trong nước đóng vai trò chủ lực; hoạt động minh bạch, cạnh tranh, an toàn, hiệu quả bền vững; cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mô, loại hình; dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến, phù hợp với chuẩn mực hoạt động theo thông lệ quốc tế, hướng tới đạt trình độ phát triển của nhóm 4 nước dẫn đầu khu vực ASEAN vào năm 2025; năng động, sáng tạo để thích ứng với quá trình tự do hóa và toàn cầu hóa; đáp ứng nhu cầu về dịch vụ tài chính, ngân hàng ngày càng gia tăng của nền kinh tế, tiến tới tài chính toàn diện vào năm 2030, bảo đảm mọi người dân và doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận đầy đủ, thuận tiện các dịch vụ tài chính, ngân hàng có chất lượng, đóng góp tích cực cho phát triển bền vững.

Mục tiêu cụ thể

 Phấn đấu đến cuối năm 2020:

Các ngân hàng thương mại cơ bản có mức vốn tự có theo chuẩn mực của Basel II; có ít nhất từ 1 đến 2 ngân hàng thương mại nằm trong nhóm 100 ngân hàng lớn nhất về tổng tài sản trong khu vực châu Á;

Tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập của các ngân hàng thương mại lên khoảng 12 - 13%; Đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng của các tổ chức tín dụng, nợ xấu đã bán cho VAMC và nợ đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ xuống dưới 3% (không bao gồm các ngân hàng thương mại yếu kém đã được Chính phủ phê duyệt phương án xử lý).

 Giai đoạn 2021 - 2025:

Nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh, tăng sự minh bạch và tuân thủ các chuẩn mực, thông lệ quốc tế tốt trong quản trị và trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Phấn đấu đến cuối năm 2025: Có ít nhất từ 2 - 3 ngân hàng thương mại nằm trong nhóm 100 ngân hàng lớn nhất (về tổng tài sản) trong khu vực châu Á;

Tất cả các ngân hàng thương mại áp dụng Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn, triển khai thí điểm áp dụng Basel II theo phương pháp nâng cao;

Tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập của các ngân hàng thương mại lên khoảng 16 - 17%; Nợ xấu của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng dưới 3%.

BẢN CÁO BẠCH NIÊM YẾT

NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á

98 | P a g e Tăng hiệu quả phân bổ nguồn vốn tín dụng phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy phát triển “tín dụng xanh”, “ngân hàng xanh” để góp phần chuyển đổi nền kinh tế sang hướng tăng trưởng xanh, tăng tỷ trọng vốn tín dụng ngân hàng đầu tư vào năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, các ngành sản xuất và tiêu dùng ít các bon. Lồng ghép các nội dung về phát triển bền vững, biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh trong các chương trình, dự án vay vốn tín dụng.

Từng bước nâng cao vị thế của Việt Nam tại các diễn đàn, tổ chức quốc tế về tiền tệ ngân hàng, phục vụ cho phát triển ngành Ngân hàng, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế. Trong năm 2020, do nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi Covid 19, thêm vào đó, các Ngân hàng áp dụng Basel II và sự ra đời của Thông tư 22/2019/TT-NHNN nhằm siết chặt hơn chất lượng tài sản của hệ thống, tăng trưởng tín dụng toàn Ngành sẽ ở mức thấp hơn các năm trước. Việc tăng trưởng tín dụng liên tục giảm kể từ năm 2018 tạo ra sự phân hóa khá mạnh trong Ngành khi chỉ những ngân hàng hoạt động hiệu quả, chất lượng tài sản tốt, nợ xấu giảm mới được nới tỷ lệ tăng trưởng tín dụng, trong khi ở các ngân hàng yếu, kém, việc tăng trưởng sẽ khó khăn hơn. Tăng trưởng tín dụng sẽ tập trung phần lớn vào các ngân hàng đã đáp ứng Basel II hoặc đáp ứng được hệ số an toàn theo Thông tư 22/2019/TT-NHNN. Nhóm ngân hàng thương mại cổ phần, có nhiều cơ hội gia tăng tín dụng nhờ trần hệ số huy động/cho vay (LDR) được tăng từ 80% lên 85%. Nhóm này sẽ tối ưu hóa hiệu quả bằng việc phân bổ lại tài sản theo quy định của Basel II nhằm gia tăng lợi nhuận trong điều kiện khó nâng vốn, tập trung tăng trưởng tín dụng tiêu dùng. Ngân hàng Nhà nước dự kiến sẽ cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng cao hơn so với bình quân ngành cho nhóm này khi tỷ lệ an toàn vốn được đảm bảo.

Dù đang trong quá trình tái cơ cấu, nhưng kết quả kinh doanh của các ngân hàng được dự báo duy trì ở mức ổn định, với hệ số thu nhập lãi cận biên (NIM) bình quân khoảng 3,2 - 3,4%. Thu nhập ròng từ lãi (NII) đang được cải thiện nhờ việc cơ cấu các khoản vay, hướng đến nhóm bán lẻ, khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Ngân hàng số - xu thế phát triển

Các ngân hàng Việt Nam đã và đang tăng tốc đầu tư ngân hàng số, xu hướng phát triển tất yếu của thời đại 4.0. Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ về số người sử dụng internet và điện thoại thông minh, chính sách khuyến khích giao dịch không dùng tiền mặt của Chính phủ, số lượng khách hàng có tài khoản và thẻ ngân hàng tăng trưởng mạnh. Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tăng trưởng số lượng và giá trị giao dịch thanh toán điện tử đến tháng 10/2020 qua kênh mobile banking lần lượt là 123,9% và 125,4%; các kênh internet banking và ví điện tử cũng đều tăng trưởng khoảng 37 - 86% so với cùng kỳ; hiện tại số lượng người sử dụng Smartphone vào khoảng 45% dân số - đứng thứ 15 trên thế giới; 99% doanh nghiệp đăng ký nộp thuế điện tử. Giá trị giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng tốc là động lực cho sự tăng trưởng của các ngân hàng.

Cơ cấu thu nhập trong lĩnh vực Ngân hàng trong những năm gần đây bắt đầu có sự chuyển dịch tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng truyền thống và nâng cao dần tỷ trọng thu nhập từ các hoạt động, dịch vụ ngân hàng hiện đại; giảm đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực rủi ro cao, tăng thu từ hoạt động phi tín dụng, là hoạt động có tính bền vững cao và ít rủi ro hơn. Tăng trưởng thu nhập từ thu nhập ngoài lãi của ngân hàng đến từ dư địa của kênh Bancassurance, thu phí dịch vụ ngân hàng và chiến lược đẩy mạnh ngân hàng bán lẻ, ngân hàng số.

BẢN CÁO BẠCH NIÊM YẾT

NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á

99 | P a g e

Một phần của tài liệu BẢN CÁO BẠCH NIÊM YẾT NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)