Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của SeABank trong năm báo cáo

Một phần của tài liệu BẢN CÁO BẠCH NIÊM YẾT NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á (Trang 89 - 91)

IV. TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ NIÊM YẾT

7. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SeABank trong 2 năm gần nhất và lũy kế đến

7.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của SeABank trong năm báo cáo

Hoạt động kinh doanh năm 2018, 2019 và 9 tháng đầu năm 2020 của SeABank chịu ảnh hưởng bởi hai nhóm nhân tố chính, bao gồm nhóm các nhân tố khách quan và nhóm các nhân tố chủ quan, vừa gây khó khăn nhưng cũng mang lại những thuận lợi nhất định cho SeABank:

Bối cảnh chung của nền kinh tế:

Ngân hàng Thế giới (WB) công bố Cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 10/2020, trong đó nhận định GDP của Việt Nam có thể đạt tăng 2,5-3,0% trong năm 2020, với sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ và sâu rộng hơn trong thời gian tới. Trong chín tháng đầu năm 2020, nền kinh tế tăng trưởng 2,1%, dù thấp hơn nhiều so với mức tăng 7% trong cùng kỳ năm 2019, nhưng vẫn là một kết quả ấn tượng trong bối cảnh dịch Covid-19 trên toàn cầu.

Bối cảnh chung của ngành Ngân hàng

Năm 2019, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, bảo đảm an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng.

Hiện tại, có 18 ngân hàng trong nước đã áp dụng thành công tiêu chuẩn Basel II trước hạn. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) được cải thiện, đạt mức 12%. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng của toàn ngành Ngân hàng năm 2019 vào khoảng 1,8%, nếu tính cả nợ xấu tiềm ẩn (nợ tại VAMC) thì tỷ lệ nợ xấu là hơn 3,3%. Nhiều ngân hàng đã và đang duy trì chính sách trích lập dự phòng ở mức cao, đảm bảo phòng ngừa rủi ro trong trường hợp thị trường biến động.

BẢN CÁO BẠCH NIÊM YẾT

NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á

89 | P a g e Bên cạnh đó, để đáp ứng quy định về tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn tại Thông tư số 22/2019/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng đã chủ động giảm tỷ trọng cho vay vào các ngành rủi ro (bất động sản, xây dựng,…), tăng cường huy động vốn dài hạn, nâng cao chất lượng tín dụng. Vì vậy, chất lượng tài sản của các ngân hàng đã và đang được cải thiện.

Tuy nhiên, dự báo lãi suất huy động các kỳ hạn dài nhiều khả năng sẽ tăng trở lại trong thời gian tới khi áp lực lạm phát gia tăng, cũng như quy định mới về tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn (SML) bắt đầu được áp dụng vào cuối quý III/2020. Nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn được dự báo sẽ giảm dần trong hoạt động sản xuất khi áp dụng tỷ lệ SML mới. Huy động tiền gửi không kỳ hạn sẽ tiếp tục gia tăng tại nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần khi đưa ra nhiều chính sách cạnh tranh hấp dẫn để hút dòng tiền này.

Với việc tăng cường áp dụng các dịch vụ gia tăng trong hệ thống ngân hàng, cũng như sự phát triển của các kênh thanh toán không dùng tiền mặt - fintech (ví điện tử, ngân hàng số), người gửi tiền sẽ sử dụng nhiều hơn các dịch vụ tài chính.

Thuận lợi

Việt Nam mở cửa thị trường tài chính làm tăng số lượng các ngân hàng có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ và trình độ quản lý, tạo động lực giúp phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng theo hướng: minh bạch, cạnh tranh, an toàn, hiệu quả bền vững; cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mô, loại hình; dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến, phù hợp với chuẩn mực hoạt động theo thông lệ quốc tế.

Hội nhập quốc tế là cơ hội để thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam từ đó các dịch vụ ngân hàng đi kèm như thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, L/C… sẽ được hưởng lợi từ xu thế này. Hội nhập quốc tế cũng tạo điều kiện cho các Ngân hàng tiếp cận các chuẩn mực quốc tế, từ đó các ngân hàng có cơ hội trao đổi thông tin và ngăn ngừa rủi ro, qua đó hạn chế biến động của thị trường quốc tế và đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng Việt Nam. Hệ thống ngân hàng thương mại và thị trường tiền tệ hoạt động an toàn và hiệu quả sẽ tạo thuận lợi cho việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả của các chính sách tiền tệ; thúc đẩy cải cách thể chế, hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan quản lý tài chính.

Trong những tháng đầu năm 2020, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 diễn ra ở Việt Nam và trên thế giới, ngành Ngân hàng cũng đã chung tay chia sẻ những rủi ro và khó khăn đối với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh này như: hạ lãi suất cho vay, giãn nợ, tăng thời hạn thu hồi vốn, mở thêm các gói tín dụng phù hợp. Ngành Ngân hàng đồng hành cùng với các doanh nghiệp và cộng đồng trong phòng chống dịch bệnh, chia sẻ khó khăn, do vậy cũng sẽ có những tổn thất đáng kể. Tuy nhiên, nhờ thành công của Chính phủ trong việc kiểm soát sự lây lan của Covid-19, nền kinh tế bắt đầu phục hồi của từ quý III năm 2020, tăng trưởng kinh tế vẫn vững vàng và dự báo sẽ ở mức 6,3% trong năm 2021. Tăng trưởng kinh tế được hỗ trợ bởi sự ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam, tăng cường chi tiêu công và những cải cách đang tiến hành nhằm cải thiện môi trường kinh doanh. (Theo báo cáo công bố vào giữa

tháng 9 của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)).

Đại dịch bệnh Covid-19 đã làm thay đổi nhận thức và hành vi sử dụng công nghệ, thói quen không sử dụng tiền mặt của khách hàng, đó là động lực để các Ngân hàng thương mại đẩy mạnh các hoạt động ngân hàng số, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt,… giúp các ngân hàng tăng tỷ trọng hoạt động phi tín dụng trong tổng thu nhập hoạt động trong thời gian tới.  Khó khăn

Một số tổ chức tài chính Việt Nam còn bộc lộ yếu kém: trình độ chuyên môn và trình độ quản lý còn bất cập, hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh thấp, nợ quá hạn cao, khả năng chống đỡ rủi ro kém,...

BẢN CÁO BẠCH NIÊM YẾT

NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á

90 | P a g e Áp lực cạnh tranh tăng dần theo lộ trình nới lỏng các quy định đối với các tổ chức tài chính nước ngoài, đặc biệt là các quy định về mở chi nhánh và các điểm giao dịch, phạm vi hoạt động, hạn chế về đối tượng khách hàng và tiền gửi được phép huy động, khả năng mở rộng dịch vụ ngân hàng. Nguy cơ mất dần lợi thế cạnh tranh về quy mô, khách hàng và hệ thống kênh phân phối là nhãn tiền khi mà các hỗ trợ từ phía Chính phủ, NHNN thông qua các rào cản, phân biệt đối xử không còn nữa. Mở cửa thị trường tài chính trong nước cũng làm tăng rủi ro do những tác động từ bên ngoài, cơ hội tận dụng chênh lệch tỉ giá, lãi suất giữa thị trường trong nước và thị trường quốc tế giảm dần. Hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng phải đối mặt với các cú sốc kinh tế, tài chính quốc tế và nguy cơ khủng hoảng.

Thể chế của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam còn một số bất cập, hệ thống pháp luật về ngân hàng còn thiếu đồng bộ. Quy trình quản trị trong các tổ chức tín dụng nói chung vẫn chưa phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế, tính minh bạch thấp, chưa hình thành môi trường làm việc và kinh doanh lành mạnh.

Tăng trưởng tín dụng dự kiến giảm so với các năm trước do hầu hết các ngành nghề chịu tác động tiêu cực do dịch bệnh Covid-19 kéo dài, nhu cầu vay vốn của toàn thị trường giảm sút. Đồng thời, nguồn thu nhập của các khách hàng đều giảm hoặc không duy trì ổn định gây nguy cơ gia tăng nợ xấu, nợ quá hạn, làm suy giảm chất lượng tài sản của toàn ngành Ngân hàng trong thời gian tới.

Nhận thức được thuận lợi và khó khăn kể trên, SeABank tiếp tục tập trung tăng trưởng tín dụng gắn liền với kiểm soát nợ xấu. SeABank đã thực hiện quản trị rủi ro tốt, tỷ lệ nợ xấu ở mức 2,31% trong năm 2019, tuân thủ quy định tỷ lệ nợ xấu dưới 3% của NHNN. SeABank đã kiểm soát tốt chi phí thông qua việc xác định và cắt giảm các chi phí không cần thiết và tăng năng suất làm việc. Đồng thời, Ngân hàng tập trung vào các biện pháp tăng doanh thu thông qua cải cách cơ cấu thu nhập.

SeABank đã đẩy mạnh việc ứng dụng các giải pháp kỹ thuật và công nghệ tiên tiến phù hợp với trình độ phát triển của hệ thống ngân hàng cũng như tuân thủ các chuẩn mực quốc tế, phát triển hệ thống giao dịch trực tuyến, gia tăng năng lực cạnh tranh theo hướng tự động hoá và nền công nghiệp 4.0.

Một phần của tài liệu BẢN CÁO BẠCH NIÊM YẾT NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)