Chính sách về lương thưởng và trợ cấp

Một phần của tài liệu BÁO cáo kết QUẢ THỰC tập và THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG của bộ PHẬN lễ tân tại KHÁCH sạn RAON DANANG BEACH (Trang 36 - 39)

Bảng 2.11 Mức lương của nhân viên tại bộ phận lễ tân khách sạn Raon Danang Beach

ĐVT: Việt Nam đồng

Chức danh Mức lương

Trưởng bộ phận lễ tân 5.500.000

Nhân viên lễ tân 4.000.000

- Tiền lương của nhân viên sẽ được trả một lần chậm nhất vào ngày 10 của tháng sau theo hệ thống thang luơng của Khách sạn.Tiền luơng hàng tháng của nhân viên được tính là lương gộp và nhân viên sẽ chịu trách nhiệm đóng thuế thu nhập (nếu có), Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế , Bảo hiễm thất nghiệp,...hàng tháng theo quy định của nhà nước Việt Nam (sẽ khấu trừ vào lương hàng tháng của nhân viên).

- Bảo hiểm y tế được đóng như sau:

+ Phần đóng góp của Công ty: 3% của mức lương căn bản + Phần đóng góp của nhân viên: 1,5% của mức lương căn bản - Bảo hiểm Y tế sẽ cấp thẻ bảo hiểm y tế cho nhân viên.

- Thủ tục hoàn trả chi phí Y tế phải đính kèm các chứng từ hợp lệ và chuyển đến Phòng HC-NS trước ngày 25 hàng tháng để tính tiền hưởng BHXH.

( Nguồn: Bộ phận lễ tân khách sạn Raon Danang Beach, ngày 25 tháng 02 năm 2020)

Ngày nghỉ

- Nghỉ phép hàng năm: Áp dụng với nhân viên đóng BHXH

- Theo quy định của Luật Lao động Việt Nam, mỗi nhân viên sẽ được nghỉ phép hằng năm ít nhất là 12 ngày cho trọn một năm làm việc (không tính ngày lễ, ngày chủ nhật hoặc ngày hoặc ngày nghỉ luân phiên trong tuần).

- Số ngày phép năm sẽ được tăng theo thâm niên làm việc, cứ mỗi 05 năm làm việc Công ty sẽ được cộng thêm 01 ngày phép:

+ 5 năm đầu phục vụ: 12 ngày;

+ Từ năm phục vụ thứ 6 đến năm phục vụ thứ 10: 13 ngày; + Từ năm phục vụ thứ 11 đến năm phục vụ thứ 15: 14 ngày;

+ Từ năm phục vụ thứ 15 trở lên: 15 ngày;

- Các ngày nghỉ phép hàng năm cần được sử dụng hết trong năm làm việc tương ứng. Nếu vì một lý do chính đáng nào đó mà nhân viên không sử dụng hết các ngày nghỉ phép hàng năm của mình thì các ngày nghỉ còn lại có thể mang sang năm kế tiếp nhưng phải sử dụng hết trước ngày 31 tháng 03. Những ngày phép chưa sử dụng theo quy định sẽ bị xóa bỏ không được đền bù.

Nghỉ lễ:

- Theo quy định của Luật Lao động Việt Nam, nhân viên sẽ được nghỉ lễ hưởng nguyên lương tổng cộng là 09 ngày trong năm như sau:

+ Tết dương lịch: 01 ngày (ngày 1 tháng 1 dương lịch);

+ Tết âm lịch: 04 ngày (một ngày cuối năm và ba ngày đầu năm âm lịch); + Giỗ tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch);

+ Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch); + Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch); + Ngày Quốc khánh: 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch).

- Nếu những ngày lễ nêu trên rơi vào ngày chủ nhật hay ngày nghỉ luân phiên trong tuần thì nhân viên sẽ được nghỉ bù ngày tiếp.

- Nhân viên đi làm vào ngày Lễ sẽ được nghỉ bù 1 ngày, đi làm ngày Tết sẽ được nghỉ bù 2 ngày vào thời gian khác trong năm theo sự thỏa thuận của nhân viên và trưởng bộ phận.

Trợ cấp

 Trợ cấp cơm ca

- Tùy vào đặc thù công việc của từng bộ phận, Ban Giám đốc quyết định hỗ trợ cơm ca. Số tiền hỗ trợ cơm ca theo quy định 20.000vnd/ca làm việc

 Trợ cấp quần áo

- Đối với nhân viên văn phòng và nhân viên làm việc trong bộ phận kinh doanh tại văn phòng: Không cần mặc đồng phục nhưng nhân viên phải ăn mặc gọn gàng phù hợp với môi trường làm việc.

 Trợ cấp thôi việc:

- Nhân viên thôi việc sau khi đã đóng BHXH tại Công ty từ một năm trở lên sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định về Bảo hiểm thất nghiệp ngoại trừ các trường hợp sau:

+ Nhân viên bị sa thải (ngoại trừ trường hợp qui định tại điểm c, khoản 1 điều 85 Bộ Luật Lao động)

+ Nhân viên đến tuổi về hưu

+ Nhân viên đóng BHXH tại Công ty chưa đủ một năm.

 Trợ cấp thất nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 16 của Nghị định số 127/2008/NĐ- CP, được hướng dẫn thực hiện như sau:

- Người thất nghiệp được hưởng bảo hiểm thất nghiệp, khi có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 15 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP

- Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của sáu tháng liền kề trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật

- Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 16 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn thực hiện như sau:

+ Ba tháng, nếu có từ đủ mười hai tháng đến dưới ba mươi sáu tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.

+ Sáu tháng, nếu có từ đủ ba mươi sáu tháng đến dưới bảy mươi hai tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.

+ Chín tháng, nếu có từ đủ bảy mươi hai tháng đến dưới một trăm bốn mươi bốn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.

+ Mười hai tháng, nếu có từ đủ một trăm bốn mươi bốn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trở lên

Nhận xét: Đây là cách trả lương tương đối hợp lý tại bộ phận với mức trợ cấp cũng phù hợp, giúp khuyến khích, thúc đẩy lao động và tăng năng suất lao động.

Một phần của tài liệu BÁO cáo kết QUẢ THỰC tập và THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG của bộ PHẬN lễ tân tại KHÁCH sạn RAON DANANG BEACH (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w