Căn cứ để xác định phương hướng tăng cường quản lý thu BHXH tạ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI QUẬN HOÀNG MAI – THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 93 - 95)

BHXH quận Hoàng Mai

3.1.5.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển BHXH

Chính sách về BHXH cho người lao động thuộc các thành phần kinh tế ở mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, hoạch định để phù hợp với điều kiện phát triểnkinh tế - xã hội của đất nước. Chính sách BHXH

mở rộng đối tượng đối với người lao động làm việc trong các khu vực kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ, các hộ kinh doanh cá thể... đã được nghị quyết của Đảng chi rỏ “Thực hiện các chính sách xã hội bảo đảm an toàn cuộc sống mọi thành viên cộng đồng, bao gồm BHXH đối với lao động thuộc các thành phần kinh tế".

Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ ban hành Điều lệ BHXH, trong đó quy định người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng 10 lao động trở lên thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Luật lao động sửa đổi, bổ sung một số điều được Quốc hội thông qua ngày 2/4/2002, chủ tich nước ký công bố ngày 12/4/2002 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2003 đã mở rộng việc tham gia BHXH bắt buộc được áp dụng đối với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn (không khống chế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên). Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 09/01/2003 của Chính phủ đã sửa đổi bổ sung một số điều của Điều lệ BHXH, Luật BHXH 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006 đã mở rộng phạm vi và đối tượng người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng không xác định thời hạn trong các hoạt động theo luật doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, người lao động, xã viên làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao động trong các hợp tác xã thành lập, hoạt động theo luật hợp tác xã; các cơ sở bán công, dân lập, tư nhân thuộc các ngành văn hóa, y tế, giáo dục đào tạo, khoa học, thể dục, thể thao và các ngành sự nghiệp khác; các tổ chức khác có sử dụng lao động. Luật BHXH số 58/2014/QH13,so với Luật BHXH số 71/2006/QH11 có một số nội dung mới, gồm: Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm; hoàn thiện các chế độ chính sách bảo hiểm xã hội; đảm bảo sự bình đẳng trong tham gia và thụ hưởng bảo hiểm xã hội của người lao động ở các thành phần kinh tế; đảm bảo nguyên tắc đóng - hưởng, sự bền vững của hệ thống BHXH; tổ chức thực hiện minh bạch, đơn giản, thuận tiện hơn: cụ thể về đối tượng tham gia BHXH bắt buộc bổ sung thêm 03 nhóm đối tượng, đó là: Người làm việc theo hợp

đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 3 tháng ( thực hiện từ ngày 01/01/2018); người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo quy định ( thực hiện từ ngày 01/01/2018).

3.1.5.2. Mục tiêu phát triển ngành BHXH theo Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/05/2018 Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách BHXH

* Mục tiêu tổng quát:

Cải cách chính sách bảo hiểm xã hội để bảo hiểm xã hội thực sự là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ bảo hiểm xã hội, hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân. Phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại và hội nhập quốc tế theo nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và phát triển hệ thống thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, tin cậy và minh bạch.

* Mục tiêu cụ thể:

Giai đoạn đến năm 2021:

Phấn đấu đạt khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 1% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 28% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp; có khoảng 45% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; tỉ lệ giao dịch điện tử đạt 100%; thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; giảm số giờ giao dịch giữa cơ quan bảo hiểm xã hội với doanh nghiệp đạt mức ASEAN 4; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI QUẬN HOÀNG MAI – THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w