Tình trạng nợ đọng tiền BHXH trong các doanh nghiệp của BHXH quận Hoàng Mai tuy chưa đến mức báo động nhưng cũng không phải vấn đề xem nhẹ, nó là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp và khiếu kiện giữa người lao động và chủ sử dụng lao động, việc không tham gia BHXH đầy đủ cho người lao động không những gây thất thu cho quỹ BHXH mà quan trọng hơn là quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động bị xâm hại, ảnh hưởng đến lòng tin của người lao động làm công ăn lương. Để hạn chế tình trạng nợ đọng BHXH, cần tập trung thực hiện một số giải pháp cơ bản sau:
* Xử phạt nghiêm minh vi phạm về BHXH bắt buộc, đặc biệt là doanh nghiệp cố tình vi phạm: cơ quan BHXH đã đôn đốc, thông báo nhiều lần, thậm chí đã xử phạt hành chính vi phạm trong lĩnh vực BHXH nhưng không chuyển biến, lập hồ sơ khởi kiện ra Tòa án truy cứu trách nhiệm đối với doanh nghiệp.
*. Thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa cơ quan BHXH với ngành LĐTB&XH, LĐLĐ địa phương, công an quận: để đảm bảo cơ sở pháp lý trong phối hợp thực hiện, quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn, mối quan hệ công tác giữa các bên, thường xuyên thông báo cho nhau tình hình nợ đọng BHXH của các doanh nghiệp trên địa bàn. Đặc biệt phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn giám sát chặt chẽ trong việc hình thành và hoạt động của các Công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp trốn, nợ BHXH để Công đoàn ở cơ sở có chỗ dựa vững chắc bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người lao động.
trình: là biện pháp ràng buộc để quản lý thu BHXH được đảm bảo theo đúng các quy định của Nhà nước. Người lao động có đóng BHXH thì được cấp sổ BHXH, chỉ xác nhận trên sổ BHXH đến thời điểm đơn vị đóng đối với các trường hợp chuyển công tác, nghỉ hưởng chế độ và cắt giá trị sử dụng thẻ BHYT đối với đơn vị nợ BHYT. Căn cứ vào sổ BHXH cơ quan BHXH thực hiện giải quyết các chế độ BHXH khi có phát sinh. Như vậy, người lao động mặc dù hết tuổi lao động, đã đóng đầy đủ BHXH, nhưng chủ sử dụng lao động còn nợ tiền đóng BHXH thì vẫn không được giải quyết các chế độ BHXH. Với những quy định như trên sẽ nâng cao vai trò trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động. Đây là trách nhiệm mang tính cộng đồng, nhằm ràng buộc người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng đầy đủ cho toàn bộ số lao động thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc, cơ quan BHXH mới thực hiện các chế độ cho người lao động.
* Phân loại nợ nhằm có biện pháp xử lý thu nợ BHXH bắt buộc như: khi phát hiện nợ gối đầu thì phải đôn đốc, nhắc nhở để người sử dụng lao động đóng đúng kỳ, đủ số lượng, khi phát hiện nợ chậm đóng thì đôn đốc, nhắc nhở bằng văn bản và khi thấy nợ tồn đọng phải báo cáo với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan chức năng để kiểm tra, xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật Lao động, pháp luật BHXH
* Triển khai đồng bộ các giải pháp nghiệp vụ nhằm đôn đốc thu như: giao chỉ tiêu phấn đấu giản nợ ngay từ đầu đối với BHXH tại các phường. Yêu cầu cán bộ chuyên quản thu bán sát đơn vị để đôn đốc DN đóng kịp thời số phát sinh, công khai danh tính đơn vị nợ BHXH, BHYT trên phương tiện thông tin địa chúng. Phối hợp với các phòng nghiệp vụ để thực hiện chi trả kịp thời các chế độ BHXH cho người lao động nhằm mục đích chi kịp thời để thu đúng, thu đủ.