Đối với cơ quan quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI QUẬN HOÀNG MAI – THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 109)

Hoàn thiện hành lang pháp lý trong thời gian sớm nhất, tạo điều kiện cho BHXH được thực hiện rộng rãi. Ban hành các văn bản pháp luật về BHXH dễ hiểu, dễ thực hiện về công tác quản lý thu BHXH.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa các văn bản hồ sơ, quy trình các bước thực hiện về BHXH để tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia BHXH cũng như các cơ quan quản lý về BHXH

Các cấp chính quyền, các ban ngành, đoàn thể phải tăng cường lãnh đạo giám sát, kiểm tra nhằm đảm bảo thực hiện đúng các chế độ BHXH với NLĐ.

Cần sửa đổi pháp luật xử lý vi phạm hành chính theo hướng tăng mức xử phạt đối với các hành vi vị phạm pháp luật về BHXH, hơn nữa cần tăng mức lãi chậm đóng BHXH cao hơn lãi suất vay ngân hàng để buộc DN phải đóng BHXH cho NLĐ. Ngoài ra cần bổ sung tội danh trốn đóng hoặc chiếm dụng tiền BHXH bắt buộc sau khi đã được các cơ quan chức năng nhắc nhở.

Cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa 2 ngành BHXH và ngành thuế. Hai ngành này phải có sự thông tin cho nhau để nắm được quỹ lương đóng thuế và quỹ lương đóng BHXH, từ đó có giải pháp ngăn chặn kịp thời. Việc làm này còn giúp tránh tình trạng thất thu thuế và thất thu BHXH.

3.3.2. Đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị trực thuộc từ trung ương đến địa phương phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ để phát triển ngành.

Tăng cường công tác tổ chức đào tạo cán bộ, để nâng cao năng lực và chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cho ngành thì cần phải tăng cường đầu tư kinh phí và cơ sở vật chất cho các trung tâm đào tạo để thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ một cách có hiệu quả nhất.

Ngoài ra, cần phải xây dựng đội ngũ giảng viên có chất lượng, có trình độ năng lực và kinh nghiệm thực tiễn trong nghiên cứu để giảng dạy.

Tăng cường giao lưu học hỏi kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo và quản lý các bộ ở các ngành, các cơ quan khác và ngành BHXH của các nước trên thế giới.

Hoàn thiện công tác quản lý thu và quy trình thu BHXH. Cụ thể, hiện nay ở khâu đăng ký vẫn do đơn vị sử dụng lao động đảm nhận nhưng sau đó cơ quan BHXH phải chịu trách nhiệm đối chiếu, rà soát một cách chi tiết danh sách của đơn vị. Ngoài ra nên đưa thêm khâu điều tra khai thác đơn vị tham gia BHXH vào trong quá trình quản lý thu. Bởi quy trình quản lý thu hiện nay được áp dụng cho tất cả các loại đối tượng tham gia BHXH nhưng lại chưa thực sự phù hợp với đối tượng thuộc khu vực DN ngoài Nhà nước.

BHXH cần phải áp dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin hơn nữa trong quản lý các đối thượng tham gia BHXH, quản lý thu – chi BHXH, quản lý tài chính, kế toán. Xây dựng hệ thống thông tin đảm bảo nguyên tắc đồng bộ có thể chia sẻ, khai thác, cập nhật và bảo trì, đáp ứng yêu cầu quản lý thu BHXH và phù hợp với sự phát triển mạnh mẽ không ngừng của CNTT.

3.3.3. Đối với Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội

Hướng dẫn kịp thời các Thông tư, Nghị định và Luật mới trong việc thực hiện các chính sách BHXH.

Tăng cường kế hoạch đào tạo dài hạn các cán bộ nghiệp vụ về BHXH. Thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm thực tế trong thực hiện công tác giữa các cơ quan BHXH quận trên địa bàn thành phố.

Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ có kế hoạch và tăng cường làm việc trực tiếp với địa phương để hướng dẫn kiểm tra, uốn nắn kịp thời trong việc thực hiện các văn bản của ngành

3.3.4. Đối với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Cần tăng chế tài xử phạt, nhanh chóng có các biện pháp xử lý mạnh đối với những DN vi phạm về BHXH, nâng cao mức xử phạt hành chính để NSDLĐ có ý thức trách nhiệm hơn trong việc đóng BHXH.

Từ ngày 1/1/2018 trở đi mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Tuy nhiên văn bản quy định chưa rõ ràng, cụ thể dẫn đến việc các đơn vị lúng túng trong việc phân loại các khoản thu nhập để làm căn cứ tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN.

Nên có chính sách giãn nợ, không tính lãi đối với những đơn vị thực sự khó khăn nhằm chia sẻ khó khăn với những DN tham gia BHXH.

Nên thực hiện lập biên lai thu tiền để trả cho NLĐ khi thu tiền BHXH. Khi cầm biên lai trong tay, NLĐ sẽ chắc chắn rằng NSDLĐ đã đóng tiền cho họ, như vậy họ sẽ yên tâm hơn khi tiếp tục tham gia đóng BHXH.

3.3.5. Đối với Thành ủy, Ủy ban nhân dân quận Hoàng Mai

Tiếp tục quan tâm, chỉ đạo các cơ quan, Ban, Ngành đoàn thể và các cơ quan thông tin tuyên truyền địa phương, tuyên truyền sâu rộng về các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về chế độ chính sách BHXH, đi đôi với việc chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp kiểm tra thực hiện chế độ chính sách BHXH trên địa bàn quận.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Chương 3 đã đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH quận Hoàng Mai. Có thể nói để công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH quận Hoàng Mai thực sự hoàn thiện cần có sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước, Bộ LĐ-TB và XH, BHXH Việt Nam, BHXH thành phố Hà Nội, Thành ủy, UBND quận Hoàng Mai trong việc đề ra những chính sách về BHXH. Ngoài ra cần cải cách thủ tục hành chính, tăng cường công tác tuyên truyền, tăng cường phối hợp với các tổ chức khác, tăng cường công tác đốc thu, thanh tra, kiểm tra về BHXH. Đồng thời phải đổi mới phong cách phục vụ và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ BHXH. Có tất cả những việc làm trên chắc chắn công tác thu BHXH bắt buộc tại BHXH quận Hoàng Mai sẽ đạt được những thành tựu đáng kể.

KẾT LUẬN

BHXH ở Việt Nam là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, đã và đang phát huy vai trò hết dức to lớn đối với NLĐ, góp phần ổn định đời sống của hàng triệu NLĐ và gia đình họ khi gặp phải những trường hợp khó khăn về ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí hay tử tuất.

BHXH đã thực sự trở thành xương sống của hệ thống An sinh xã hội, một công cụ để Nhà nước thực hiện chiến lược xã hội hóa các hoạt động xã hội và từng bước giảm dần sự bao cấp của ngân sách nhà nước thông qua việc xác lập trách nhiệm của NSDLĐ và NLĐ cũng như sự đóng góp vào quỹ BHXH từ những nguồn lực khác nhau. Để quỹ BHXH ngày càng phát triển an toàn và ổn định thì vai trò của công tác quản lý thu BHXH là hết sức quan trọng và cần thiết.

Qua hơn 20 năm hoạt động và trưởng thành BHXH quận Hoàng Mai luôn ý thức được tầm quan trọng của công tác quản lý thu BHXH, do đó đã luôn đôn đốc các cán bộ công chức. viên chức toàn ngành chứ tọng đặc biệt công tác quản lý thu BHXH, quản lý thu BHXH theo đúng quy định của luật BHXH nhưng đồng thời có thêm nhiều sáng kiến đổi mới công tác quản lý thu, nhiều giải pháp quan trọng nhằm đóng góp với ngành BHXH để phát huy hiệu quả và hạn chế tối đa tiêu cực phát sinh trong công tác quản lý thu BHXH. Nhờ vậy BHXH quận Hoàng Mai đã đạt được nhiều thành tích khả quan, luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch thu được của BHXH thành phố qua từng năm, số thu đóng góp cho quỹ BHXH năm sau luôn cao hơn năm trước, số người tham gia BHXH ngày càng được mở rộng, số nợ đọng doanh nghiệp giảm dần theo từng năm… giúp NLĐ ổn định cuộc sống và an tâm lao động.

Tuy nhiên bên cạnh những mặt đã đạt được, công tác quản lý thu BHXH còn nhiều những hạn chế, tồn tại cần được khắc phục, sửa đổi bổ sung, để làm được điều đó rất cần sự đổi mới về chính sách, cơ chế của nhà nước, bên cạnh đó là sự nỗ lực cải cách, đổi mới phát triển của ngành BHXH để hoàn thiện hơn nữa những công tác quản lý thu BHXH phù hợp, thích ứng với tình hình kinh tế xã hội mới.

Căn cứ mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn đã làm rõ: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện quản lý thu BHXH của BHXH quận Hoàng Mai, phân tích thực trạng hoạt động quản lý thu BHXH bắt buộc của BHXH quận Hoàng Mai trên cơ sở số liệu báo cáo tổng kết trung thực về thu BHXH của BHXH quận Hoàng Mai từ năm 2015-2019, nêu lên và làm rõ những vấn đề còn tồn tại, phân tích nguyên nhân từ đó đề xuất các phương hướng và giải pháp để giải quyết vấn đề

Qua đề tài nghiên cứu bảo vệ luận văn thạc sỹ “Quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH quận Hoàng Mai – Thành phố Hà Nội” tác giả hi vọng kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thiết thực, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn quận Hoàng Mai giúp cho chính sách về BHXH của Nhà nước ngày càng phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi NLĐ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bảo hiểm xã hội quận Hoàng Mai năm 2015-2019: Báo cáo tổng hợp thu BHXH các năm từ 2015-2019.

2. Bảo hiểm xã hội quận Hoàng Mai năm 2015-2019: Báo cáo tổng kết công tác cuối năm từ các năm 2015-2019.

3. Bảo hiểm xã hội quận Hoàng Mai năm 2015-2019: Báo cáo của phòng kiểm tra BHXH thành phố các năm từ 2015-2019.

4. Bộ luật hình sự 2016 - Số: 100/2016/QH13

5. Chiến lược phát triển BHXH đến năm 2020 của BHXH Việt Nam.

6. Giáo trình Kinh tế bảo hiểm của Khoa Bảo hiểm, Trường đại học Kinh tế quốc dân.

7. Luật BHXH- Luật số: 58/2015/QH13

8. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT – 9. Luật Việc Làm - Luật số: 38/2014/QH13

10. Quyết định số 1754/QĐBHXH-TCCB ngày 23 tháng 12 năm 2003 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về việc thành lập Bảo hiểm xã hội quận Hoàng Mai

11. Quyết định số 595/QĐ-BHXH, ngày 14/04/2017 về việc ban hành Quy định quản lý thu BHXH, BHYT; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT của Bảo hiểm xã hội Việt Nam Số: 46/2015/QH13

12. BHXH Việt Nam (2016), Quyết định số 1414/QĐ-BHXH ngày 01/10/2016 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH địa phương.

13. Thông tư số 58/TT/HCSN ngày 24/7/1995 hướng dẫn tạm thời phương thức thu nộp BHXH, Hà Nội.

14. Luật kinh doanh Bảo hiểm (2001), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Bộ Y tế- Bộ Tài chính (2014), Thông tư liên tịch số 37/2017/BYT ngày 17/11/2014 hướng dẫn đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

16. Nguyễn Tiệp (2006),“Giáo trình tiền lương, tiền công” Nhà xuất bản Lao động 17. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2002), Giáo trình khoa học quản

lý, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

KTQD năm 2008;

19. Hồ Sỹ Sà “Giáo trình Bảo hiểm”-Nhà Xuất bản Thống kê năm 2000;

20. Hoàng Minh Sơn ( 2015 ), Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân “Tăng Cường Quàn lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Lào Cai”

21. Nguyễn Tiệp (2011), “Giáo trình chính sách xã hội” Nhà xuất bản Lao động xã hội

22. Nguyễn Viết Vượng (2006), “Giáo trình kinh tế Bảo hiểm”, NXB Lao động-Xã hội, Hà Nội

23. Tạp chí Bảo hiểm xã hội

24. Thủ tướng Chính phủ (2011): Quyết định số 04/2011/QĐ-TTg ngày 20/01/2011 về quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

25. Tổng cục Thống kê (2018), Niên giám thống kê 2018, NXB Thống kê.

26. Mai Ngọc Cường (2009), Cơ sở khoa học của việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội ở nước ta giai đoạn 2007- 2015, Đề tài cấp bộ, 27. Trường Đại học Kinh tế quốc dân.Trương Quốc Thịnh ( 2015), Luận văn

Thạc sĩ “Hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh”.

28. Nguyễn Văn Đinh (2008)“Giáo trình Bảo hiểm” - Nhà xuất bản Đại học KTQD năm 2008;

29. Trang tin điện tử BHXH Việt Nam http://baohiemxahoi.gov.vn

30. Trang web của Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội http://bhxhhn.com.vn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI QUẬN HOÀNG MAI – THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w