Mô hình SERVQUAL

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hài lòng khách hàng với sản phẩm nước uống đóng chai tại công ty cổ phần cấp nước hải dương (Trang 27 - 29)

Mô hình SERVQUAL là mô hình rất phổ biến để đo lường chất lượng dịch vụ được sử dụng bởi các nhà nghiên cứu marketing dịch vụ. Thang đo SERVQUAL với 22 biến quan sát cho 5 thành phần chất lượng dịch vụ được Parasuraman giới thiệu năm 1988 đã nhận được sự ủng hộ rất lớn từ các nhà nghiên cứu và được ứng dụng vào đánh giá chất lượng dịch vụ và sự hài lòng khách hàng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tổng kết sau 10 năm sau giới thiệu có đến 40 nghiên cứu sử dụng SERVQUAL được các nhà nghiên cứu

đăng tải trên các tạp chí nghiên cứu hàng đầu (Nyeck et al, 2002). Về cơ ban mô hình SERQUAL bao gồm các nhân tố như sau:

Độ tin cậy: Là sự tin cậy về các thỏa thuận dịch vụđược cung cấp từ doanh nghiệp,

tổ chức như: đúng hạn, kịp thời, không sai sót...

Khả năng đáp ứng: Là sự mong muốn và sẵn sàng của hệ thống nhân sự trong việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

Năng lực phục vụ: Thể hiện năng lực, trình độ chuyên môn của nhân viên khi cung cấp dịch vụ như: kỹ năng giải quyết công việc, thái độ phục vụ, sự tôn trọng, ý thức nhiệm vụ.

Sựđồng cảm: Thể hiện mức độ thấu hiểu, tìm hiểu quan tâm đến các nhu cầu riêng biệt của khách hàng, sự quan tâm đến các kỳ vọng của khách hàng.

Phương tiện hữu hình: Là các điều kiện,phương tiện, công cụ phục vụ quá trình cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp, tổ chức tới khách hàng.

Hình : Mô hình thang đo SERVQUAL

Thang đo SERVQUAL đã nhanh chóng trở thành mô hình phổ biến nhất để đo lường chất lượng dịch vụ trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: bán lẻ (Parasuraman et al, 1988, Bala et al, 2011; Duvasula and Lysonski, 2010), ngân hàng (Baksi and Parida, 2011; Mohammad and Alhamadani, 2011; Malik et al, 2011; Ravichandran et al, 2010; Dharmalingam and Kannan, 2011; Hanzaee and Nasimi, 2012; Tahir and Bakar, 2007; Javadi, 2012; Rakesh, 2012), viễn thông (Seth,Momaya and Gupta, 2008; Khan, 2010; Loke et al, 2011; Zekiri, 2011), giáo dục (Stodnick and Rogers, 2008; Hasan et al, 2008; Hanaysha et al, 2011; Oliveira, 2009; Miller and Brooks, 2010), etc. Một số nghiên cứu bổ

sung thêm vào thang đo SERVQUAL những nhân tố khác theo đặc thù nghiên cứu như: Tính thuận tiện (Seth, Momaya and Gupta, 2008; Khan, 2010; Baksi and Parida, 2011), giá

S tin cy Đáp ng Phương tin hu hình Mc độ cm nhn Năng lc phc v Cht lượng dch v

dịch vụ (Dharmalingam and Kannan, 2011), Andaleeb and Conway, 2006), khả năng tiếp cận dịch vụ (Javadi, 2012)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hài lòng khách hàng với sản phẩm nước uống đóng chai tại công ty cổ phần cấp nước hải dương (Trang 27 - 29)