e. Các yếu tố ảnh hưởng đến tài khoản vãng lai
1.2.2.3. Lý thuyết về những biện pháp tài trợ thâm hụt ngân sách và cân bằng
Do nhập khẩu tăng nên cầu ngoại tệ tăng, khiến tỷ giá tăng mà hầu hết các quốc gia đều muốn giữ tỷ giá không đổi nên ngân hàng Trung Ương bán ngoại tệ ra nên cung tiền giảm và đường LM dịch chuyển sang trái. Trong thời điểm lãi suất trong nước C cao hơn nhu cầu ban đầu và tổng cầu tăng, do đó cán cân thương mại xấu đi và tài khoản vãng lai thâm hụt.
Tổng kết lại, Muốn lập luận của Mundell- Fleming chính xác phải đòi hỏi dòng vốn quốc tế giữa các quốc gia được di chuyển tự do, điều đó yêu cầu độ mở của nền kinh tế phải lớn đồng nghĩa với chính sách ngoại thương của một quốc gia càng phải tự do. Edwards (1994) và Elbadawi (1994) chỉ ra rằng khi ngoại thương được tự do hóa, tiêu dùng hàng nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn trong tương lai, làm người tiêu dùng trong nước có xu hướng thay thế hàng phi ngoại thương (non-tradables) sang hàng ngoại thương (tradables), theo đó, làm cán cân thương mại xấu đi, tác động nghịch biến đến cân bằng cán cân vãng lai. Tuy nhiên, Fernandez (2006) và Miyajima (2007) lại cho rằng trong trường hợp độ mở nền kinh tế tăng lên được giải thích bởi tăng trưởng kinh tế nhờ các hoạt động xuất khẩu nhiều cũng như nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất cũng tăng cao và xóa bỏ hạn ngạch xuất nhập khẩu cũng như xóa bỏ các cơ chế bảo hộ, thì tùy theo tình hình kinh tế từng quốc gia mà cán cân thương mại có thể xấu đi hay tốt hơn. Hay theo lập luận của El Demerdash, Metcalf và Maioli (2014), độ mở cửa thị trường tự do đối với các nước đang phát triển là điều kiện tốt để gia nhập thêm thị trường mới, xuất thêm nhiều hàng hóa đến các thị trường tiềm năng mới này có thể làm tăng xuất khẩu ròng nên làm giảm bớt sự thâm hụt tài khoản vãng lai và kích thích tăng trưởng kinh tế.
1.2.2.3. Lý thuyết về những biện pháp tài trợ thâm hụt ngân sách và cân bằng cán cân vãng lai cân vãng lai
29 Thâm hụt tài ngân sách có thể tác động trực tiếp đến tài khoản vãng tuy nhiên cũng có vài nhà kinh tế học khác lại lập luận thêm những biện pháp chính phủ tài trợ cho thâm hụt ngân sách sẽ tác động đến các yếu tố kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế và cuối cùng các yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến cân bằng cán cân vãng lai, đây là tác động gián tiếp của thâm hụt ngân sách.
Thứ nhất là biện pháp tài trợ mà chính phủ hay sử dụng nhất là gia tăng mức cung tiền hay in tiền. Theo Nguyễn Văn Dần (2007), Ahking và Miller (1985), Kia Amir (2006), Allen and Smith (1983), Darrat (1987) và Hamburger and Zwick (1981) giả thuyết của quan điểm tiền tệ dựa trên lý thuyết số lượng tiền tệ và phương trình cân bằng của nó, nói rằng lạm phát là nhờ tăng trưởng tiền.
Phương trình này là MV=PY Trong đó
- M: lượng cung tiền mặt
- V: tốc độ quay vòng của tiền mặt - P: mức giá chung của nền kinh tế
- Y: thu nhập thực tế của toàn bộ nền kinh tế
Giả sử rằng vận tốc tiền là hằng số trong ngắn hạn, nền kinh tế toàn dụng lao động nên thu nhập thực tế không thay đổi và sự thay đổi của khối lượng tiền tệ (M) phải gây ra sự thay đổi tương ứng của GDP danh nghĩa (PY). Vì tỷ lệ lạm phát là thay đổi tính theo % của mức giá, lý thuyết này về mức giá cũng chính là lý thuyết về tỷ lệ lạm phát, phương trình số lượng viết dưới dạng thay đổi % như sau:
% thay đổi M + % thay đổi V= % thay đổi P+ % thay đổi Y
Vì vậy, dựa trên các phương trình trên, hành vi của các mức giá được xác định bởi cung tiền. Dựa trên cách tiếp cận này, cung tiền có liên hệ trực tiếp đến mức giá chung nếu cung tiền thay đổi thì mức giá chung cũng sẽ thay đổi. Nếu cung tiển tăng thì giá cả chung
30 sẽ tăng, điều đó làm hàng hóa trong nước đắt hơn hàng hóa nước ngoài, kích thích tăng nhập khẩu, làm xuất khẩu ròng thay đổi và cuối cùng ảnh hưởng đến tài khoản vãng lai.
Trong một số trường hợp khác, Nguyễn Đức Thành và các tác giả (2011), Fisher và Easterly (1990) cho rằng chính phủ tài trợ bằng phát hành trái phiếu ra công chúng và lấy toàn bộ số tiền này bù đắp cho thâm hụt ngân sách thì cơ sở tiền không đổi và không có tác động gì đến cung tiền và lạm phát, tuy nhiên khi chính phủ phát hành trái phiếu sẽ dẫn đến trái phiếu chính phủ giảm giá thể hiện qua việc chính phủ phải nâng lãi suất trái phiếu đế hấp dẫn người mua. Điều đó làm cho lãi suất chung của nền kinh tế cũng tăng theo, do đó lãi suất trong nước tăng tương đối so với lãi suất nước ngoài. Do đó dẫn đến luồng tiền từ nước ngoài đổ vào trong nước thông qua hình thức đầu tư vốn trực tiếp vào nước ngoài khiến tỷ giá hối đoái giảm, kích thích nhập khẩu và giảm xuất khẩu, xuất khẩu ròng giảm; cuối cùng làm cho tài khoản vãng lai bị ảnh hưởng hay bị thâm hụt.
Thứ hai, nếu chính phủ vay nợ thông qua hệ thống ngân hàng thương mại sẽ gây sức ép đối với dự trữ của các ngân hàng thương mại (NHTM) và các ngân hàng thương mại và điều đó sẽ đòi hỏi sự trợ giúp về khả năng thanh khoản của Ngân hàng Nhà Nước (NHNN). Nếu những đòi hỏi này được NHNN đáp ứng thì sẽ làm cho cung tiền và lạm phát tăng. Khi lạm phát tăng thì có nghĩa là hàng hóa trong nước mắc hơn hàng hóa nước ngoài, khiến cho nhu cầu nhập khẩu nhiều hơn và xuất khẩu ít hơn, làm xuất khẩu ròng giảm và cuối cùng làm cho tài khoản vãng lai bị ảnh hưởng (Nguyễn Đức Thành và ctg (2011), Fisher và Easterly (1990)).
Một hình thức tài trợ khác là vay nợ nước ngoài theo Nguyễn Đức Thành và các tác giả (2011), Fisher và Easterly (1990) cho rằng việc nhận viện trợ nước ngoài hay vay nợ nước ngoài từ chính phủ nước ngoài hay các định chế tài chính thế giới như Ngân Hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)… là biện pháp tài trợ thâm hụt ngân sách hữu hiệu, có thể bù đắp phần bội chi. Thế nhưng mặt trái của biện pháp này là gây ra gánh nặng nơ nước ngoài, gánh năng cắt giảm chi tiêu của chính phủ để trả nợ, thậm chí các khoản vay kèm thêm nhiều điều kiện về kinh tế xã hội hay chính trị khác, cứ như vậy thêm vòng lẩn quẩn vay trả nợ và thâm hụt ngân sách, thêm
31 vào đó còn làm cho nền kinh tế phụ thuộc vào nước ngoài. Tuy nhiên, điều quan trọng là lại gây sức ép lên tỷ giá hối đoái, tức là cung ngoại tệ tăng làm đồng nội tệ tăng giá và đồng ngoại tệ giảm giá, kết quả cuối cùng là cán cân vãng lai cũng bị ảnh hưởng.
Cuối cùng là tài trợ thâm hụt ngân sách bằng cách sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối. Theo Nguyễn Đức Thành và ctg (2011), Fisher và Easterly (1990), việc tài trợ này cực kỳ rủi ro nếu công chúng đặc biệt là khu vực tư nhân tin rằng dư trữ ngoại hối của chính phủ đang cạn dần và mất niềm tin vào khả năng tài chính của chính phủ. Điều này có thể dẫn đến dòng vốn ào ạt chảy ra ngoài của tư bản nước ngoài và đầu cơ ngoại tệ. Trong tình huống này có 2 diễn biến xảy ra: (1) trường hợp thứ nhất là xuất hiện đầu cơ ngoại tệ khi đó tỷ