Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH CÔNG ẢNH HƯỞNG CỦA THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM (Trang 51 - 57)

c. Tương quan giữa các biến

3.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu

Kết quả trên cho thấy các yếu tố như: Ngân sách Chính phủ, chi tiêu Chính phủ, tốc độ tăng trưởng GDP đều đã giải thích được sự thay đổi của cán cân vãng lai tại các quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn từ 2008 – 2019, với các hệ số ước lượng gần đúng như kỳ vọng.

Biến GB tác động đồng biến đến CAB theo đúng kỳ vọng của giả thiết và có ý nghĩa thống kê, điều này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Jayaman và cộng sự (2010), Forte và Magazzino (2013), Đại học Văn Hiến (2017). Khi cân bằng ngân sách tăng lên 1% thì cán cân vãng lai tăng lên 0.883% và ngược lại. Như đã nói ở trên, các quốc gia Đông Nam Á hầu hết là các quóc gia đang phát triển với thế mạnh là sản lượng tiềm năng, lao động giá rẻ, chính sách khuyến khích đầu tư cởi mở với các ưu đãi về thuế. Thời gian qua dòng vốn đầu tư FDI liên tục đổ mạnh vào các quốc gia Đông Nam Á làm chi tiêu khu vực cá nhân tăng lên (do có nhiều việc làm hơn và thu nhập tăng lên) làm cho tổng cầu AD tại các quốc gia này tăng lên, từ đó giá cả tăng theo làm cho sức cạnh tranh hàng hóa nội địa giảm so với hàng hóa nhập khẩu và xu hướng tiêu dùng hàng ngoại cũng được cải thiện, chính điều này đã góp phần làm thâm hụt thương mại và cán cân vãng lai tại các quốc gia Đông Nam Á.

48

Hình 7: Cân bằng ngân sách Chính phủ

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp và phân tích

Có thể thấy, sự thay đổi về cân bằng ngân sách Chính phủ của các quốc gia Đông Nam Á là khá đồng bộ, thể hiện được đặc thù của khu vực. Theo thống kê mô tả thì cân bằng ngân sách chính phủ trung bình của 9 quốc gia trong 11 năm là -2.02% GDP nên có thể kết luận rằng có hiện tượng thâm hụt kép, tức là thâm hụt ngân sách tác động làm cán cân vãng lai thâm hụt theo ở 9 nước trong nghiên cứu nếu các điều kiện khác không đổi.

Khu vực nói chung sẽ có hiện tượng thâm hụt kép, tuy nhiên sẽ khác nhau ở các quốc gia khác nhau. Điển hình như Singapore và Brunei, hai quốc gia có mức thặng dư ngân sách tương đối cao cho nên đối với 2 quốc gia này thị tình trạng lại là thặng dư kép. Tóm lại, cán cân tài khoản vãng lai có tác động đồng biến với cán cân thương mại cũng là phù hợp với thực tế đang diễn ra tại các quốc gia đang phát triển tại Đông Nam Á.

Biến GE tác động đồng biến đến biến CAB theo không giống như kỳ vọng của mô hình tuy nhiên mức ý nghĩa thống kê lại khá cao. GE là một yếu tố tạo thành nên GB nên khi GB đã có ý nghĩa thống kê thì GE cũng sẽ có ý nghĩa thống kê co vì khi chính phủ càng gia tăng thêm chi tiêu mà nguồn thu thuế không đổi sẽ làm cho ngân sách càng thâm hụt,

-50 -40 -30 -20 -10 0 10 20 30 40 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Cân bằng ngân sách Chính phủ

49 mà ngân sách càng thâm hụt thì cán cân vãng lai thâm hụt theo. Ta thấy tác động là khá lớn, lên đến 0.562%, sở dĩ hệ số này tương đối cao vì các quốc gia khu vực Đông Nam Á (trừ Singapore và Brunei) hầu hết sử dụng chính sách tài khóa mở rộng bằng cách gia tăng chi tiêu chính phủ (nhập thiết bị công nghệ hiện đại, đầu tư cơ sở hạ tầng,… ) để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy thêm công nghiệp hóa hiện đại hóa nên hậu quả cuối cùng là càng tác động mạnh mẽ lên cán cân vãng lai – điều này đã được lý giải theo học thuyết của Keynes.

Dưới đây là hình minh họa trên đã cho thấy rõ hơn sự gia tăng chi tiêu chính phủ của các nước ASEAN. Chính phủ gia tăng chi tiêu hàng năm là do tăng các khoản trợ cấp xã hội, các khoản lương hưu trí ngày càng nhiều, các khoản duy trì hoạt động cho chính phủ cũng ngày càng nhiểu, các hạng mục công trình cần đầu tư để thúc đẩy kinh tế phát triển cũng nhiều….Từ đó, ta thấy rằng chi tiêu chính phủ được xem là một biến số quan trọng của nền kinh tế, nó góp phần ảnh hưởng đến các biến vĩ mô khác của nền kinh tế. Cho nên dù được xem là một yếu tố cấu thành nên cân bằng ngân sách chính phủ nhưng bản thân chi tiêu chính phủ cũng có những tác động trực tiếp lên nền kinh tế thông qua tổng cầu AD

0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Chi tiêu Chính phủ

Việt Nam Thái Lan Brunei Lào Singapore

50

Hình 8: Chi tiêu Chính phủ ở ĐNA

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp và phân tích

Biến Y – tốc độ tăng trưởng GDP, đây là một trong những biến số quan trọng nhất tác động đến cán cân thương mại và cán cân vãng lai. Như chúng ta đã biết trong thành phần của GDP có thành phần cán cân thương mại cùng với các yếu tố khác. Với những nước đang phát triển ở Đông Nam Á, việc có tỷ lệ tăng trưởng cao, nếu đến từ việc tăng tỷ lệ xuất khẩu, giảm tỷ lệ nhập khẩu từ đó se làm cải thiện cán cân thanh toán. Có thể giải thích rằng, sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, nền kinh tế Đông Nam Á ít nhiều cũng bị tác động tiêu cực dẫn đến việc các quốc gia siết chặt chính sách tài khóa bằng cách kiểm soát chi tiêu chính phủ, làm cho mức tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia này chậm dần và mới bắt đầu tăng nhanh trở lại trong những năm gần đây. Khi đó xuất nhập khẩu sẽ được cải thiện một cách đáng kể, một phần cũng nhờ vào chính sách toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới nhằm giảm và xóa bỏ các hàng rào thuế quan, chính sách thuế, …

Hình 9: Tốc độ tăng trưởng GDP -4.00 -2.00 0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 14.00 16.00 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Tốc độ tăng trưởng GDP

Việt Nam Thái Lan Brunei Lào Singapore

51

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp và nghiên cứu

Các biến không có ý nghĩa thống kê:

Biến EX – tỷ giá hối đoái thực hiệu lực, là một trong những biến số quan trọng nhất tác đọng đến cán cân thương mại và cán cân vãng lai. Kết quả cho thấy EX tác động nghịch biến đến CAB không đúng như kỳ vọng của giá thiết và không phù hợp với các nghiên cứu đi trước của Forte và Magazzino. Khi EX tăng đồng nghĩa với việc đồng nội tệ giảm giá trị và người trong nước sẽ mua được ít hàng hóa nước ngoài hơn (nhập khẩu giảm), đồng thời sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước tăng cao (xuất khẩu tăng).

Hình 10: Tỷ giá thực hiệu lực ở ĐNA

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp và nghiên cứu

Các quốc gia như Việt Nam, Lào, Campuchia, Philippines đều là những quốc gia nhập siêu do cơ cấu xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu thô hay các hàng hóa thực phẩm chưa qua chế biến hay chỉ được sơ chế qua; hàng chế biến xuất khẩu còn ít và tỷ lệ hàng gia công còn rất lớn do đó càng xuất khẩu sẽ càng nhập siêu; nhập siêu tăng do hiệu quả và sức cạnh tranh với hàng hóa nước ngoài còn thấp. Do đó các quốc gia này đều đối diện với

0.00 20.00 40.00 60.00 80.00 100.00 120.00 140.00 160.00 180.00

Việt Nam Thái Lan Brunei Lào Singapore Campuchia Indonesia Malaysia Philippines

Tỷ giá thực hiệu lực

52 cán cân thương mại bị thâm hụt và kéo theo cán cân vãng lai cũng thâm hụt theo. Tuy nhiên các nước công nghiệp mới như Malaysia là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới về thiết bị điện tử, thiết bị bán dẫn, các linh kiện điện tử, đồ điện. Thái Lan xuất khẩu hàng may mặc và giày da, đồ gỗ, các sản phẩm gỗ, thực phẩm đóng hộp, lúa gạo, nông sản, các sản phẩm chất dẻo, đá quý và trang sức, các sản phẩm công nghệ cao như: linh kiện và mạch tích hợp. Indonesia cũng là nước xuất khẩu máy móc và thiết bị, hóa chất, nhiên liệu và các mặt hàng thực phẩm. Các quốc gia công nghiệp mới này đang đẩy mạnh sản xuất công nghiệp xuất khẩu nên dĩ nhiên cán cân vãng lai sẽ có xu hướng thặng dư. Do Singapore tập trung vào các ngành sản xuất công nghiệp, thu hút đầu tư của các tập đoàn lớn và cả hệ thống phân phối và thị trường của họ nên Singapore dẫn đầu trong xuất khẩu dầu hòa. Do đó cho dù tỷ giá hối đoái thực hiệu lực cao theo lý thuyết kinh tế

Một biến nữa không có ý nghĩa thống kê đó là tốc độ tăng cung tiền, tuy nhiên biến M tác động âm tính lên CAB theo đúng kỳ vọng. Cứ mỗi 1% giảm đi của mức cung tiền sẽ làm cán cân vãng lai tăng thêm 0.117%.

Hình 11: Tốc độ tăng cung tiền các quốc gia ĐNA

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp và phân tích

-10.00 -5.00 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00 40.00 45.00 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Tốc độ tăng cung tiền

Việt Nam Thái Lan Brunei Lào Singapore

53 Khi nhìn vào đồ thị biểu thị tốc độ tăng cung tiền của các quóc gia trong khu vực thì đa số đều có tỷ lệ gia tăng cung tiền là số dương tương đối cao, nghĩa là cung tiền rộng M2/GDp luôn cao hơn năm trước, kể cả Singapore hay Brunei. Đối với các quốc gia bị ngân sách thêm hụt tương đối cao (chiếm đa số trong khu vực) thì chính phủ hàng năm phải tăng tốc độ cung tiền nhiều hơn các quốc gia phát triển để bù đắp vào khoảng thâm hụt đó, kích cầu thêm nền kinh tế mà không lường được hậu quả sẽ làm lạm phát tăng cao. Khi có lạm phát tăng cao hàng hóa ở nước ngoài lại rẻ hơn hàng hóa trong nước, điều này kích thích nhập khẩu thêm nhiều hàng hóa trong khi xuất khẩu lại giảm do hàng hóa trong nước đắt hơn nước ngoài nên làm cán cân thương mại bị thâm hụt. Do tăng cung tiền rất nhiều nên hậu quả là tác động xấu đến cán cân vãng lai rất mạnh so với các nghiên cứu khác ở các quốc gia phát triển.

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH CÔNG ẢNH HƯỞNG CỦA THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM (Trang 51 - 57)