Dữ liệu nghiên cứu:

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH CÔNG ẢNH HƯỞNG CỦA THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM (Trang 46 - 48)

c. Tương quan giữa các biến

2.2. Dữ liệu nghiên cứu:

Nhóm nghiên cứu đã tổng hợp 105 quan sát từ các quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn từ năm 2008 – 2019. Sở dĩ nhóm lấy từ năm 2008 vì đó là năm có sự sụp đổ của Lehman Brothers, chính hiện tượng này đã gây ảnh hưởng lên nên kinh tế toàn cầu kể từ năm 2008 đến mãi những năm về sau. Ngoài ra lấy mốc là năm 2019 vì dữ liệu năm 2020 trên World Bank và Trading Economics vẫn chưa hoàn thiện hết cho nên một số quốc gia đã có, một số quốc gia khác thì chưa.

Sau khi tổng hợp dữ liệu về các quốc gia Đông Nam Á, nhóm nghiên cứu đã nhận ra một sự khác biệt đáng kể giữa các nước này về tỷ lệ cán cân thanh toán vãng lai. Sự khác biệt được thể hiện ở biểu đồ dưới đây:

43

Hình 6: Cán cân vãng lai của các quốc gia ĐNA

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp và phân tích

Nhìn vào biểu đồ trên có thể thấy có một sự phân hóa rõ ràng ở các quốc gia ĐNA, 1 bên sẽ có tỷ lệ cán cân vãng lai duy trì ở âm và thấp, nhóm khác lại có tỷ lệ rất cao. Tiêu biểu nhóm 1 là Việt nam, Thái Lan, Indonesia, đây là 3 quốc gia có GDP cao nhất ĐNA tuy nhiên lại duy trì tỷ lệ cán cân vãng lai ở mức rất thấp, ngoài ra còn có Lào. Việc cán cân thanh toán ở mức thấp (thậm chí là âm liên tục như ở Indonesia) có thể ảnh hưởng xấu đến tính bên vững của cán cân thanh toán, gây áp lực lên tỷ giá, nợ nước ngoài, lạm phát, từ đó đe dọa đến sự ổn định vĩ mô và tăng trưởng sau khủng hoảng.

Đối với Việt Nam và Thái Lan, hai quốc gia này đã có những cải thiện nhất định trong vòng 1 thập kỷ trở lại đây. Bằng chứng là việc cán cân thanh toán đã được cải thiện trên mức dương (tuy rằng ở Việt Nam vẫn có 2 năm đạt tỷ lệ âm), đối với Indonesia và Lào thì tỷ lệ này vẫn luôn duy trì âm trong thập kỷ vừa qua. Như đã nói ở phần lý thuyết trên, thâm hụt tài khoản vãng lai xảy ra khi nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, tiêu dùng trong nước vượt quá khả năng sản xuất. Đây là do sự kém phát triển của các nhà sản xuất trong nước khi

-20.00 -10.00 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00

Việt Nam Thái Lan Brunei Lào Singapore Campuchia Indonesia Malaysia Philippines

Cán cân vãng lai của các quốc gia ĐNA

44 không thể đáp ứng được nhu cầu của người dân nước mình. Ngoài ra còn do sự lạc hậu về công nghệ của các quốc gia so với thế giới.

Đối lập với nhóm các quốc gia có tỷ lệ âm, là những quốc gia như Brunei, Singapore, Malaysia. Những nước này luôn duy trì được tỷ lệ cán cân vãng lai dương. Tuy rằng GDP của họ không cao nhưng đời sống người dân cải thiện hơn so với các quốc gia khác rất nhiều. Tỷ lệ GDP/người của những nước này luôn nằm ở top đầu của ĐNA cho thấy được khả năng của NSX trong nước có thể đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Việt Nam

Một đặc điểm nữa của các quốc gia ĐNA đó là các nước hầu như luôn tồn tại tình trạng thâm hụt ngân sách Nhà nước do chi nhiều hơn thu. Đây là một điều dễ hiểu vì đa phần các nước ĐNA đều là những nước đang phát triển, cần phải đầu tư mạnh tay để bắt kịp các nước khác trên thế giới. Cũng vì là những quốc gia đang phát triển nên tỷ lệ tăng trưởng GDP của các nước này đều duy trì tỉ lệ dương, duy chỉ có Brunei là âm ở một số năm nhất định, tuy nhiên tỷ lệ âm là không đáng kể.

Với tỷ giá hối đoái thực hiệu lực lấy năm cơ sở là năm 2007, nhìn chung các quốc gia ở ĐNA đều có đồng tiền mất giá. Thậm chí có một số nước như Việt Nam còn tăng lên đến 150, đây là một con số khá cao tuy nhiên nó giải thích cho việc cán cân vãng lai của Việt Nam trong những năm gần đây đã được cải thiện đáng kể. Khi tỷ giá hối đoái tăng cao, đồng tiền trong nước mất giá, hàng hóa trong nước trở nên rẻ hơn so với ngoại địa. Như vậy sẽ tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, do đó cải thiện cán cân thương mại.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH CÔNG ẢNH HƯỞNG CỦA THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)