Phân tích kết quả nghiên cứu và thảo luận

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH CÔNG ẢNH HƯỞNG CỦA THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM (Trang 38)

e. Các yếu tố ảnh hưởng đến tài khoản vãng lai

1.3.1.7. Phân tích kết quả nghiên cứu và thảo luận

1.3.1.8. Kết luận và gợi ý chính sách

1.3.2. Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu sử dụng các phương pháp sau:

Mô hình nghiên cứu định lượng bằng cách chạy mô hình hồi quy đa biến trên phần

mềm Stata với 105 quan sát của 9 quốc gia khu vực Đông Nam Á trong vòng 10 năm từ 2008 – 2019

Phương pháp thu thập số liệu: Do thời gian và nguồn lực có hạn cộng thêm tính

35 có sẵn trên Internet, trong các ấn phẩm kinh tế tài chính đã phát hành. Số liệu được thu thập thông qua các nguồn được công bố rộng rãi với mẫu số liệu mảng về các chỉ số trong nhiều năm (105 quan sát) từ các nguồn nước ngoài đáng tin cậy như WB Data, IMF, Trading Economics, …

Các số liệu của nhóm em đã đảm bảo các yêu cầu sau:

- Tính cụ thể: Để dữ liệu đảm bảo tính cụ thể rõ ràng phù hợp với mục tiêu nghiên

cứu hỗ trợ cho việc phân tích nhận diện vấn đề hay mô tả vấn đề nghiên cứu

- Tính chính xác : Số liệu dùng trong nghiên cứu này được đảm bảo có tính chính xác

cao nhất, sai số là rất bé và được lấy từ thống kê của các cơ quan, tổ chức uy tín Tuy nhiên, trong quá trình thu thập thông tin có thể vướng phải một số sai sót, nhóm mong sẽ nhận được góp ý sửa đổi để có thể hoàn thiện nghiên cứu tốt hơn

Ngoài ra để đo lường, đánh giá tốt nhất, bài nghiên cứu còn sử dụng các phương pháp khác như: thống kê mô tả và mô hình hồi quy OLS.

CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1. Mô hình nghiên cứu

2.1.1. Đề xuất mô hình nghiên cứu

2.1.1.1. Biến phụ thuộc

Biến phụ thuộc trong mô hình của nhóm nghiên cứu là tỷ lệ cán cân vãng lai/ GDP. Đơn vị là %. Dữ liệu của biến phụ thuộc được lấy từ World Bank Data, Trading Economics, đây là số liệu của 9 quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á bao gồm: Việt Nam, Thái Lan, Brunei, Lào, Singapore, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philippines trong giai đoạn từ 2008 đến 2019.

36

2.1.1.2. Biến độc lập

a.Giải thích về các biến độc lập

- Biến số Ngân sách Chính phủ (kí hiệu là GB). Ngân sách Chính phủ hay còn gọi

là ngân sách Nhà nước Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan có thẩm quyền quyết định để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước.

- Biến số Chi tiêu chính phủ (ký hiệu GE). Chi tiêu chính phủ được đơn vị %/GDP.

GE được tính theo Cẩm nang Thống kê tài chính Chính phủ do Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) ban hành. Theo Ahking và Miller (1985), Kia Amir (2006), Allen and Smith (1983), Darrat (1987) và Hamburger and Zwick (1981) thì khi chính phủ chi tiêu càng cao tức GE càng cao tức thì sẽ làm AD dịch chuyển sang phải theo mô hình AS- AD, khi đó lạm phát sẽ tăng, sẽ làm cho hàng hóa trong nước đắt hơn hàng hóa nước ngoài. Điều này kích thích nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu, làm xuất khẩu ròng giảm và kéo theo cũng ảnh hưởng xấu đến tài khoản vãng lai.

- Biến số Tốc độ tăng trưởng GDP (ký hiệu Y). Tốc độ tăng trưởng GDP là tổng

của chi tiêu tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu chính phủ và tổng xuất khẩu trừ tổng nhập khẩu. ... Tốc độ tăng trưởng GDP được thực bằng tỉ lệ phần trăm, cho biết tốc độ thay cho đổi GDP của một quốc gia, thông thường, từ 1 năm tới năm tiếp theo. - Biến số tỷ giá hối đoái thực hiệu lực (ký hiệu EX). Tỷ giá hối đoái thực là tỷ giá

danh nghĩa được điều chỉnh bởi tương quan giá cả trong nước và ngoài nước. Khi tỷ giá danh nghĩa tăng hay giảm không nhất thiết phải đồng nghĩa với sự gia tăng hay giảm sức cạnh tranh thương mại quốc tế.

- Biến số tốc độ tăng cung tiền (ký hiệu M). Tốc độ tăng cung tiền được đo bằng %

để đo được tốc độ tăng cung về tiền mỗi năm ở mỗi quốc gia.

37

Tên biến Đơn vị Ý nghĩa Dấu kì

vọng Mô tả dữ liệu GB % Thể hiện mức độ thâm hụt, thặng dư ngân sách + Tất cả các biến được lấy từ WB Data, Trading Economics, số liệu của 9 quốc gia Đông Nam Á trừ Myanmar và Đông Timo trong giai đoạn từ 2008 đến 2019.

GE % Mức chi tiêu của

Chính phủ trong 1 năm tài khóa

- Y % Tốc độ tăng trưởng của GDP + EX Không có đơn vị Tỷ giá thực hiệu lực của mỗi quốc gia

+

M % Tốc độ tăng cung

tiền của mỗi nước +

b.Thống kê biến

Bảng 6: Bảng miêu tả thống kê các biến trông mô hình

Tên biến Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất CAB 105 4.564324 11.74556 -15.75774 48.20992 GB 105 -2.018952 5.871219 -16.74 27.92 GE 105 11.73625 5.182203 4.806798 26.47721 Y 105 4.789982 2.879686 -2.508353 14.52564 EX 105 116.7026 15.91679 93.28738 162.043 M 105 11.44234 8.662757 -5.467902 39.41027

38

Nhận xét:

- CAB: giá trị trung bình của tỷ lệ cán cân thanh toán vãng lai tại các quốc gia Đông

Nam Á từ năm 2008 đến 2019 là 4.564324, độ lệch chuẩn là 11.74556, giá trị nhỏ nhất là -15.75774 và giá trị lớn nhất là 48.20992

- GB: giá trị trung bình của ngân sách chính phủ tại các quốc gia Đông Nam Á từ

năm 2008 đến 2019 -2.018952, độ lệch chuẩn 5.871219, giá trị nhỏ nhất -16.74 và giá trị lớn nhất là 27.92

- GE: giá trị trung bình của chi tiêu chính phủ tại các quốc gia Đông Nam Á từ năm

2008 đến 2019 11.73625, độ lệch chuẩn 5.182203, giá trị nhỏ nhất 4.806798 và giá trị lớn nhất là 26.47721

- Y: giá trị trung bình của tốc độ tăng trưởng GDP tại các quốc gia Đông Nam Á từ

năm 2008 đến 2019 4.789982, độ lệch chuẩn 2.879686, giá trị nhỏ nhất -2.508353 và giá trị lớn nhất 14.52564

- EX: giá trị trung bình của tỷ giá hối đoái thực tại các quốc gia Đông Nam Á từ năm

2008 đến 2019 14.52564, độ lệch chuẩn 15.91679, giá trị nhỏ nhất 93.28738 và giá trị lớn nhất 162.043

- M: giá trị trung bình của tốc độ tăng cung tiền tại các quốc gia Đông Nam Á từ năm

2008 đến 2019 11.44234, độ lệch chuẩn 8.662757, giá trị nhỏ nhất -5.467902 và giá trị lớn nhất 39.41027

c.Tương quan giữa các biến

CAB GB GE Y EX M CAB 1.000 GB 0.5307 1.000 GE 0.5130 0.0705 1.000 Y -0.5597 -0.1906 -0.5678 1.000 EX -0.3714 -0.1053 -0.4296 0.4352 1.000 M -0.4098 -0.1424 -0.5555 0.3831 0.2569 1.000

39

Phân tích sự tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập định lượng

- r(CAB, GB) = 0.5307 (>0): cho biết mức độ tương quan giữa tỷ lệ cán cân vãng lai

và tỷ lệ ngân sách Chính phủ là cùng chiều, mức độ tương quan lớn (53.07%) - r(CAB,GE) = 0.5130 (>0): cho biết mức độ tương quan giữa tỷ lệ cán cân vãng lai

với tỷ lệ chi tiêu chính phủ cùng chiều, mức độ tương quan lớn (51.30%)

- r(CAB, Y) = -0.5597 (<0): cho biết mức độ tương quan giữa tỷ lệ cán cân vãng lai

với tỷ lệ tốc độ tăng trưởng GDP ngược chiều, mức độ tương quan lớn (55.97%) - r(CAN, EX) = -0.3714 (<0): cho biết mức độ tương quan giữa tỷ lệ cán cân vãng

lai với tỷ lệ tỷ giá hối đoái thực ngược chiều, mức độ tương quan trung bình (37.14%)

- r(CAB, M) = -0.4098 (<0): cho biết mức độ tương quan giữa tỷ lệ cán cân vãng lai

với tỷ lệ tốc độ tăng cung tiền ngược chiều, mức độ tương quan trung bình (40.98%)

Phân tích sự tương quan giữa các biến độc lập định lượng với nhau

- r(GB, GE) = 0.0705 (>0): cho biết mức độ tương quan giữa tỷ lệ ngân sách Chính

phủ và tỷ lệ chi tiêu Chính phủ là cùng chiều, mức độ tương quan yếu (7.05%) - r(GB, Y) = -0.1906 (<0):cho biết mức độ tương quan giữa tỷ lệ ngân sách Chính

phủ và tỷ lệ tốc độ tăng trưởng GDP ngược chiều, mức độ tương quan yếu (19.06%) - r(GB, EX) = -0.1053 (<0):cho biết mức độ tương quan giữa tỷ lệ ngân sách Chính

phủ và tỷ lệ tỷ giá hối đoái thực ngược chiều, mức độ tương quan yếu (10.53%) - r(GB, M) = -0.1424 (<0): cho biết mức độ tương quan giữa tỷ lệ ngân sách Chính

phủ và tỷ lệ tốc độ tăng cung tiền ngược chiều, mức độ tương quan yếu (14.24%) - r(GE, Y) = -0.5678 (<0): cho biết mức độ tương quan giữa tỷ lệ chi tiêu Chính phủ

40 - r(GE, EX) = -0.4296 (<0): cho biết mức độ tương quan giữa tỷ lệ chi tiêu Chính

phủ và tỷ lệ tỷ giá hối đoái thực ngược chiều, mức độ tương quan khá mạnh (42.96%)

- r(GE, M) = -0.5555 (<0): cho biết mức độ tương quan giữa tỷ lệ chi tiêu Chính phủ

và tỷ lệ tốc độ tăng cung tiền ngược chiều, mức độ tương quan mạnh (55.55%) - r(Y, EX) = 0.4352 (>0): cho biết mức độ tương quan giữa tỷ lệ tốc độ tăng trưởng

GDP và tỷ lệ tỷ giá hối đoái thực cùng chiều, mức độ tương qua khá mạnh (43.52%) - r(Y, M) = 0.3831 (>0): cho biết mức độ tương quan giữa tỷ lệ tốc độ tăng trưởng

GDP và tỷ lệ tốc độ tăng cung tiền cùng chiều, mức độ tương qua khá mạnh (38.31%)

- r(EX, M) = 0.2569 (>0): cho biết mức độ tương quan giữa tỷ lệ tỷ giá hối đoái thực

và tỷ lệ tốc độ tăng cung tiền cùng chiều, mức độ tương quan yếu (25.69%)

2.1.1.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Từ các cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước, có thể thấy có mối liên hệ mật thiết giữa ngân sách Chính phủ và cán cân thanh toán mà chủ đạo là cán cân vãng lai. Để đánh giá tác động của ngân sách Nhà nước đến cán cân vãng lai, nhóm nghiên cứu đề xuất mô hình hồi quy tổng thể ngẫu nhiên như sau:

CABit = β1 + β2 x GB + β3 x GE + β4 x Y + β5 x EX + β6 x M + ui

Trong đó:

- CAB: Cân bằng tài khoản vãng lai (%GDP) - GB: Ngân sách Chính phủ (%GDP)

- GE: chi tiêu Chính phủ (%GDP) - Y: tốc độ tăng trưởng GDP (%) - EX: tỷ giá hối đoái thực hiệu lực - M: tốc độ tăng cung tiền (%)

41 - β 1: hệ số chặn - β 2: hệ số góc của biến GB - β 3: hệ số góc của biến GE - β 4: hệ số góc của biến Y - β 5: hệ số góc của biến EX - β 6: hệ số góc của biến M

- ui: sai số ngẫu nhiên của tổng thể ứng với quan sát I và đại diện cho những nhân tố ảnh hưởng khác đến CAB nhưng không được nhắc đến trong mô hình

Mô hình hồi quy mẫu ngẫu nhiên

CABit = 𝜷̂ + 𝜷𝟏 ̂ × 𝑮𝑩 + 𝜷𝟐 ̂ × 𝑮𝑬 + 𝜷𝟑 ̂ × 𝒀 + 𝜷𝟒 ̂ × 𝑬𝑿 + 𝜷𝟓 ̂ × 𝑴 + 𝒆𝟔 𝒊

Trong đó:

𝜷̂𝟏: ước lượng của hệ số chặn

𝜷𝒊

̂: ước lượng hệ số góc βi

2.1.2. Xây dựng các giả thuyết thống kê

Trước khi tìm ra ảnh hưởng cụ thể của từng biến số lên tỷ lệ cán cân thanh toán vãng lai, nhóm đã phân tích, tìm hiểu và đưa ra một số giả thuyết cho các biến độc lập như sau:

- GB: thực tế và các nghiên cứu đã chứng minh, một quốc gia có ngân sách nhà nước

thâm hụt thường sẽ có thâm hụt về cán cân vãng lai. Do đó với biến GB, nhóm kì vọng sẽ mang dấu + thể hiện tác động cùng chiều của biến GB lên biết CAB. - GE: chi tiêu Chính phủ là biến có xu hướng ngược chiều so với biến GB do đó biến

GB có tác động cùng chiều với biến CAB thì biến GB sẽ có xu hướng ngược chiều, hệ số dự đoán sẽ mang dấu –

- Y: đối với một quốc gia, khi tốc độ tăng trưởng GDP tăng lên, sẽ có một phần trong

đó mà cán cân thương mại tăng lên, khi đó sẽ có tác động tích cực đến cán cân thanh toán vãng lai, kỳ vọng của nhóm đối với dấu của hệ số tốc độ tăng trưởng GDP là +

42 - EX: khi tỷ giá hối đoái của một quốc gia tăng lên, điều này sẽ rất có lợi cho việc

xuất khẩu do hàng hóa trong nước trở lên rẻ hơn so với hàng hóa nước ngoài, kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Từ đó làm thặng dư cán cân thương mại và cán cân thanh toán vãng lai, như vậy kỳ vọng dấu của EX là +

- M: khi tốc độ tăng cung tiền của một nước tăng lên, nước đó sẽ đối mặt với lạm

phát cao hơn làm mất giá đồng nội tệ, khi đó tác động sẽ giống với biến EX, làm tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu, do đó làm thặng dư cán cân thanh toán vãng lai, kỳ vọng biến M có tác động cùng chiều đến biến CAB

2.2. Dữ liệu nghiên cứu:

Nhóm nghiên cứu đã tổng hợp 105 quan sát từ các quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn từ năm 2008 – 2019. Sở dĩ nhóm lấy từ năm 2008 vì đó là năm có sự sụp đổ của Lehman Brothers, chính hiện tượng này đã gây ảnh hưởng lên nên kinh tế toàn cầu kể từ năm 2008 đến mãi những năm về sau. Ngoài ra lấy mốc là năm 2019 vì dữ liệu năm 2020 trên World Bank và Trading Economics vẫn chưa hoàn thiện hết cho nên một số quốc gia đã có, một số quốc gia khác thì chưa.

Sau khi tổng hợp dữ liệu về các quốc gia Đông Nam Á, nhóm nghiên cứu đã nhận ra một sự khác biệt đáng kể giữa các nước này về tỷ lệ cán cân thanh toán vãng lai. Sự khác biệt được thể hiện ở biểu đồ dưới đây:

43

Hình 6: Cán cân vãng lai của các quốc gia ĐNA

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp và phân tích

Nhìn vào biểu đồ trên có thể thấy có một sự phân hóa rõ ràng ở các quốc gia ĐNA, 1 bên sẽ có tỷ lệ cán cân vãng lai duy trì ở âm và thấp, nhóm khác lại có tỷ lệ rất cao. Tiêu biểu nhóm 1 là Việt nam, Thái Lan, Indonesia, đây là 3 quốc gia có GDP cao nhất ĐNA tuy nhiên lại duy trì tỷ lệ cán cân vãng lai ở mức rất thấp, ngoài ra còn có Lào. Việc cán cân thanh toán ở mức thấp (thậm chí là âm liên tục như ở Indonesia) có thể ảnh hưởng xấu đến tính bên vững của cán cân thanh toán, gây áp lực lên tỷ giá, nợ nước ngoài, lạm phát, từ đó đe dọa đến sự ổn định vĩ mô và tăng trưởng sau khủng hoảng.

Đối với Việt Nam và Thái Lan, hai quốc gia này đã có những cải thiện nhất định trong vòng 1 thập kỷ trở lại đây. Bằng chứng là việc cán cân thanh toán đã được cải thiện trên mức dương (tuy rằng ở Việt Nam vẫn có 2 năm đạt tỷ lệ âm), đối với Indonesia và Lào thì tỷ lệ này vẫn luôn duy trì âm trong thập kỷ vừa qua. Như đã nói ở phần lý thuyết trên, thâm hụt tài khoản vãng lai xảy ra khi nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, tiêu dùng trong nước vượt quá khả năng sản xuất. Đây là do sự kém phát triển của các nhà sản xuất trong nước khi

-20.00 -10.00 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00

Việt Nam Thái Lan Brunei Lào Singapore Campuchia Indonesia Malaysia Philippines

Cán cân vãng lai của các quốc gia ĐNA

44 không thể đáp ứng được nhu cầu của người dân nước mình. Ngoài ra còn do sự lạc hậu về công nghệ của các quốc gia so với thế giới.

Đối lập với nhóm các quốc gia có tỷ lệ âm, là những quốc gia như Brunei, Singapore, Malaysia. Những nước này luôn duy trì được tỷ lệ cán cân vãng lai dương. Tuy rằng GDP của họ không cao nhưng đời sống người dân cải thiện hơn so với các quốc gia khác rất nhiều. Tỷ lệ GDP/người của những nước này luôn nằm ở top đầu của ĐNA cho thấy được

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH CÔNG ẢNH HƯỞNG CỦA THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)