Hạn chế mô hình

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH CÔNG ẢNH HƯỞNG CỦA THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM (Trang 58 - 59)

c. Tương quan giữa các biến

4.1.2. Hạn chế mô hình

Những nghiên cứu thực nghiệm về cán cân thanh toán cần phải có một chuỗi thời gian dài nhưng vì khả năng tiếp cận số liệu còn hạn chế nên nhóm chúng em chỉ tiếp cận được số liệu năm từ 2008 – 2019. Bên cạnh đó do thời gian nghiên cứu ngắn nên bài nghiên cứu có thể chưa đánh giá được độ trễ tác động của biến độc lập đến biến phụ thuộc trong mô hình.

Ngoài ra, nhóm chúng em do không cập nhật được số liệu của Đông Timor và Myanmar nên bài nghiên cứu nên bài nghiên cứu có thể chưa đưa ra được cái nhìn tổng quát nhất đầy đủ về tất cả các quốc gia Đông Nam Á mà chỉ có 9 nước. Mỗi quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đều có hoàn cảnh kinh tế, xã hội khác nhau nên rất khó khăn trong việc đưa ra cụ thể một giải pháp chung cho toàn bộ 9 nước.

Tuy rằng hầu hết các kết quả có được từ mô hình là thống nhất với nền tảng lý thuyết và các nghiên cứu trước đó, song mô hình của chúng em còn một số hạn chế dưới đây, có thể gây ảnh hướng một phần đến kết quả:

- Mô hình này chỉ đúng khi sử dụng dữ liệu của 9 quốc gia này. Nếu xét theo từng quốc gia khác nhau hoặc áp dụng vào những quốc gia khác, mối quan hệ này có thể thay đổi tùy theo điều kiện kinh tế xã hội của từng quốc gia.

55 - Mô hình này có R2 = 0.576 tức các biến độc lập trong mô hình chỉ giải thích 57.6% ý nghĩa biến phụ thuộc, còn gần 42.4% còn lại được giải thích bởi các biến độc lập khác nằm ngoài mô hình. Do đó tại 1 số điểm nhất định, mô hình này còn chưa toàn diện.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH CÔNG ẢNH HƯỞNG CỦA THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)