c. Tương quan giữa các biến
4.2.1. Hiện trạng thực tế thâm hụt ngân sách và cán cân thanh toán tại Việt
Về tình trạng thâm hụt ngân sách, giai đoạn 2008 – 2015 thì ngân sách nhà nước tiếp tục thâm hụt, song cũng có sự cải thiện và trong trạng thái thặng dư. Điều này có thể giải thích được bởi thời điểm này, nền kinh tế thế giới dần hồi phục từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, tăng cường sự hội nhập và giao lưu giữa các quốc gia.Việt Nam cũng đang dần hoàn thành Công cuộc Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước, nền kinh tế ngày càng phát triển toàn diện. Song việc tăng cường chi đầu tư và còn một số vấn đề về tham nhũng chưa được giải quyết minh bạch khiến cho Ngân sách nhà nước vẫn rơi vào trạng thái thâm hụt, nhưng vẫn ở trong ngưỡng an toàn.
Theo bản báo cáo Động thái và thực trạng Kinh tế - Xã hội Việt Nam trong 5 năm từ 2016 – 2020 của Tổng cục thống kê có chỉ ra rằng tỷ lệ bội chi Ngân sách Nhà nước năm 2016 là 5,5% GDP, năm 2017 là 3,48%, năm 2018 là 2,8%, năm 2019 là 3,4% và năm 2020 thì được ước tính dưới 4%. Nhìn chung tỷ lệ thâm hụt Ngân sách Nhà nước từ 2016 – 2019 có xu hướng giảm. Riêng năm 2020 mặc dù bội chi ngân sách tăng so với dự toán nhưng vẫn ở mức phù hợp vì phải tập trung nguồn lực vào đối phó đại dịch Covid-19, hỗ trợ người dân, các doanh nghiệp khó khăn cũng như thiên tai, lũ lụt,..Tóm lại trong 5 năm từ 2016 – 2020 thì tình hình thâm hụt ngân sách được đảm bảo, có kiểm soát.
Về cán cân thanh toán, giai đoạn 2008 - 2019 có giao độ biên động lớn, lớn nhất là gần 6% năm 2012 và thấp nhất là gần 11% năm 2008. Song nhìn chung sự biến động này chia 2 giai đoạn chính: một là từ năm 2008 - 2011 xu hướng chung của cán cân thanh toán
56 là thâm hụt, hai là từ 2011 – 2019 khi cán cân thanh toán của nước ta dần được cải thiện và tăng lên đáng kể theo các năm.
Hình 12: Cán cân thanh toán Việt Nam từ 1996 – 2019
Nguồn: CEIC, IMF, HSBC
Đặc biệt từ cuối năm 2019 trở đi, dưới tác động của đại dịch Covid-19 Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều thách thức, khó khăn. Tuy nhiên, Việt Nam đã có được thặng dư BOP cao kỷ lục là 23 tỷ USD, tương đương khoảng 9% GDP. Nhìn vào sự gia tăng của BOP này, có thể thấy động lực dẫn dắt BOP thặng dư đã phần nào thay đổi. Đây cũng là một tin tốt rằng BOP của Việt Nam đang ở một vị thế tương đối mạnh, qua đó giúp tăng cường khả năng bảo vệ chống lại các rủi ro bên ngoài. Nhờ dòng vốn FDI được duy trì, tài khoản vốn thặng dư đã giúp hỗ trợ để duy trì thặng dư BOP tổng thể. Trong khi đó, thặng dư thương mại tăng nhanh và kiều hối tăng cũng đã giúp chuyển tài khoản vãng lai từ thâm hụt sang thặng dư.
Trong những năm qua, Việt Nam cũng đã đạt được nhiều bước tiến lớn về vấn đề quản lý tài chính công, chi tiêu ngân sách nhà nước như: Thiết lập và duy trì được kỷ cương ngân sách ở mức nền tảng cơ bản; tiến hành phân cấp quản lý tài chính công sâu rộng, tăng quyền tự chủ cho chính quyền các cấp cũng như các đơn vị sử dụng ngân sách bao gồm cả các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp; tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm
57 giải trình tài khóa trên cơ sở phối hợp tốt hơn giữa cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp với sự hỗ trợ của cơ quan tư pháp và cơ quan kiểm toán.
Tuy nhiên, dù có những bước tiến, cải thiện tốt nhưng Việt Nam cũng không tránh khỏi phải đối mặt với những hạn chế, thách thức trong vấn đề tài chính – ngân sách, tốc độ mở cửa và phân cấp nhanh chóng khiến cho việc quản lý kinh tế trở nên phức tạp hơn hoặc Chính phủ Việt Nam phải phối hợp với Ngân hàng Thế giới tiến hành Đánh giá Chi tiêu công Việt Nam giúp hiệu quả, minh bạch hơn.