Gợi ý các chính sách nhằm hạn chế thâm hụt ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH CÔNG ẢNH HƯỞNG CỦA THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM (Trang 61 - 62)

c. Tương quan giữa các biến

4.2.2.1. Gợi ý các chính sách nhằm hạn chế thâm hụt ngân sách nhà nước

Để hạn chế tình trạng thâm hụt ngân sách Nhà nước, Chính phủ cần xây dựng một lộ trình củng cố tình hình tài khóa, nhằm đảm bảo bền vững tài khóa nhưng ít ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế. Cụ thể ta có một số chính sách, giải pháp như sau

Thứ nhất, rà soát lại các khoản chi tiêu công, chi tiêu ngân sách nhà nước lớn, dàn

trải và không hiệu quả. Tập trung vào các khoản đầu tư trọng điểm, quan trọng nhất để tạo bước đệm cho nền kinh tế phát triển hơn là đầu tư đại trà, dàn trải đôi khi thời gian hoàn vốn lâu hơn giao cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư. Nên kết hợp hình thức đầu tư BOT, BTO hay BT nhằm kích thích đầu tư tư nhân tham gia vào chương trình kích cầu của chính phủ.

Thứ hai, phải cân nhắc vay nợ trong nước hoặc vay nợ nước ngoài để giảm áp lực lên

58 nợ nước ngoài thì sẽ làm cung ngoại tệ tăng dẫn đến nhập khẩu tăng, xuất khẩu giảm từ đó khiến cán cân vãng lai và cán cân thương mại bị thâm hụt. Vì vậy, nếu phải đi vay thì sẽ vẫn ưu tiên hơn vay trong nước.

Thứ ba, thu ngân sách nhà nước cũng ảnh hưởng đến sự cân bằng của Ngân sách nhà

nước. Việt Nam cũng thành công trong việc chuyển đổi hệ thống chính sách thuế theo hướng ít phụ thuộc hơn vào các nguồn bên ngoài (thu từ dầu thô và xuất nhập khẩu). Trong thời gian tới, cần tiếp tục cải cách theo hướng đẩy mạnh huy động thu nội địa, đồng thời tăng cường công tác quản lý thuế thông qua việc đơn giản hóa các quy đinh về tuân thủ thuế.

Thứ tư, lưu ý vấn đề tăng cung tiền. Vì khi nhà nước tăng cung tiền quá lớn sẽ ảnh

hưởng đến lạm phát tăng cao. Nếu lạm phát tăng cao sẽ khiến cho cán cân thương mại trở nên thâm hụt mạnh. Chính vì điều đó nên chính phủ cần tính toán hợp lý lượng tiền cung ra như thế nào là hợp lý nhằm tránh gây lạm phát quá cao thông qua ước lượng số nhân tiền tệ. Đây là vấn đề không dễ nhưng cấp bách hiện nay.

Thứ năm, chính phủ cần có chính sách điều hành tỷ giá linh hoạt nhằm hạn chế những

thiệt hại nếu thị trường quốc tế gặp những khủng hoảng kinh tế.

Cuối cùng, tăng cường năng lực quản lý nợ công và giám sát rủi ro tài khóa. Nhằm

nâng cao lòng tin của nhà đầu tư, mức tín nhiệm quốc gia và giảm mức chi phí vay, chuẩn bị sẵn sàng cho sự chuyển đổi khi nguồn vốn vay có tính chất ưu đãi (ODA) cần có các biện pháp đồng bộ như: Củng cố danh mục nợ, Phát triển thị trường nợ trong nước, Tiếp tục tăng cường năng lực quản lý nợ

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH CÔNG ẢNH HƯỞNG CỦA THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)