Lý thuyết về cân bằng ngân sách chính phủ không tác động đến cân

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH CÔNG ẢNH HƯỞNG CỦA THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM (Trang 35 - 37)

e. Các yếu tố ảnh hưởng đến tài khoản vãng lai

1.2.2.4. Lý thuyết về cân bằng ngân sách chính phủ không tác động đến cân

hợp còn lại là khi cầu ngoại tệ tăng có nghĩa là cung tiền tăng, đồng nghĩa với sức ép lạm phát, lạm phát sẽ kéo theo xuất nhập khẩu ròng giảm và tài khoản vãng cũng bị ảnh hưởng theo. Kết quả của biện pháp tài trợ này phụ thuộc vào hiện tượng nào mạnh hơn sẽ “lấn át” hiện tượng kia

1.2.2.4. Lý thuyết về cân bằng ngân sách chính phủ không tác động đến cân bằng tài khoản vãng lai tài khoản vãng lai

Ngoài những lập luận và lý thuyết phản ánh rằng thâm hụt ngân sách tác động đến thâm hụt tài khoản vãng lai thì có nhiều nhóm tác giả cho rằng không có sự tác động này. Dựa trên lý thuyết hiệu ứng Ricardian của Barro (1974) sau này được phát triển bởi Bunchanan (1976) và được sử dụng trong các nghiên cứu về thâm hụt kép của Gursoy và Ceylan (2011) , Magazzino (2012), Vamvoukas (1999), Forte và Magazzino (2013) đã chứng minh rằng không có mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai với các giả định như sau: (1) chi tiêu chính phủ không đổi trong thời gian dài và phần chi tiêu này được tài trợ từ các nguồn thu từ thuế, (2) tiêu dùng tư nhân phụ thuộc vào cả thu nhập khả dụng hiện tai và thu nhập khả dụng tương lai. Theo Eldemerdash, Metcalf và Maioli (2014), Gursoy và Ceylan (2011), Magazzino (2012), Vamvoukas (1999), Forte và Magazzino (2013), chính phủ có thể đi vay vì trong nhiều năm, nguồn thu thuế vượt quá chi tiêu của chính phủ. Với mỗi kế hoạch chi tiêu dự kiến và dự báo về nguồn thu thuế

32 trong tương lai, chính phủ sẽ cắt giảm nguồn thu thuế trong hiện tại và bù đắp thiếu hụt trong tương lai bằng cách đi vay. Và giá trị hiện tại của các khoản thu thuế tăng thêm trong tương lai sẽ dùng để chi trả cho lợi tức đi vay mà chính phủ phải trả cho người nắm trái phiếu. Theo hiệu ứng này, việc cắt giảm thuế sẽ không dẫn đến giảm tiết kiệm quốc gia vì đầu tiên việc cắt giảm thuế sẽ dẫn đến giảm chi tiêu công và tiết kiệm công, nhưng giảm tiết kiệm công làm tăng thâm hụt ngân sách nhưng sự sụt giảm này sẽ cân bằng với gia tăng tiết kiệm cá nhân bởi lẽ người dân nghĩ rằng việc cắt giảm thuế trong hiện tại sẽ phải bù trừ trong tương lai, kết quả là họ sẽ gia tăng tiết kiệm để trả cho việc tăng thuế trong tương lai. Ở đây thuế dường như là sự trì hoãn chứ không phải là được bỏ thật sự. Do đó thâm hụt ngân sách không tác động đến tiết kiệm quốc gia nên cũng không ảnh hưởng đến tài khoản vãng lai. Tuy nhiên đó chỉ là lý luận theo hiệu ứng Ricardian hoàn chỉnh nhưng thực tế cho thấy có một số lý do dẫn đến phần tiết kiệm tư nhân tăng lên không đủ bù đắp cho phần cắt giảm thuế của chính phủ.

Đối với những người không có con cháu, họ nghĩ rằng họ sẽ chết trước khi chính phủ gia tăng thuế ở một thời điểm trong tương lai nên họ sẽ tiêu dùng nhiều hơn khi thu nhập khả dụng tăng lên nên sẽ được hưởng lợi từ việc giảm thuế hiện tại của chính phủ. Rất có khả năng người dân sẽ tiêu dùng nhiều hơn khi họ dư đoán rằng thu nhập khả dụng kỳ vọng của họ sẽ tăng thêm do việc cắt giảm thuế mà không dự đoán được các tác động khác. Lãi suất thị trường không bằng lãi suất cho vay của chính phủ, nếu giá trị hiện tại của các khoản thu thuế dự kiến tăng thêm trong tương lai và giá trị hiện tại của các khoản thu nhập của những người nắm giữ trái phiếu trong tương lai được chiết khấu với lãi suất cho vay của chính phủ, tiết kiệm tư nhân ( người nắm giữ trái phiếu) sẽ tăng lên đủ để bù đắp cho khoản cắt giảm thuế hiện tại của chính phủ như trong hiệu ứng Ricardian nhưng trong thực tế nếu lải suất chiết khấu là lãi suất thị trương ( cao hơn lãi suất chính phủ) khiến cho tiết kiệm tư nhân tăng lên không đủ bù đắp trong khoản thu tăng thuế của chính phủ trong tương lai. Thực tế đó chứng minh rằng khi có thâm hụt ngân sách sẽ kéo theo thâm hụt cán cân vãng lai khi hiệu ứng Ricardian không hoàn chỉnh xảy ra.

33

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH CÔNG ẢNH HƯỞNG CỦA THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)