c. Tương quan giữa các biến
2.1.2. Xây dựng các giả thuyết thống kê
Trước khi tìm ra ảnh hưởng cụ thể của từng biến số lên tỷ lệ cán cân thanh toán vãng lai, nhóm đã phân tích, tìm hiểu và đưa ra một số giả thuyết cho các biến độc lập như sau:
- GB: thực tế và các nghiên cứu đã chứng minh, một quốc gia có ngân sách nhà nước
thâm hụt thường sẽ có thâm hụt về cán cân vãng lai. Do đó với biến GB, nhóm kì vọng sẽ mang dấu + thể hiện tác động cùng chiều của biến GB lên biết CAB. - GE: chi tiêu Chính phủ là biến có xu hướng ngược chiều so với biến GB do đó biến
GB có tác động cùng chiều với biến CAB thì biến GB sẽ có xu hướng ngược chiều, hệ số dự đoán sẽ mang dấu –
- Y: đối với một quốc gia, khi tốc độ tăng trưởng GDP tăng lên, sẽ có một phần trong
đó mà cán cân thương mại tăng lên, khi đó sẽ có tác động tích cực đến cán cân thanh toán vãng lai, kỳ vọng của nhóm đối với dấu của hệ số tốc độ tăng trưởng GDP là +
42 - EX: khi tỷ giá hối đoái của một quốc gia tăng lên, điều này sẽ rất có lợi cho việc
xuất khẩu do hàng hóa trong nước trở lên rẻ hơn so với hàng hóa nước ngoài, kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Từ đó làm thặng dư cán cân thương mại và cán cân thanh toán vãng lai, như vậy kỳ vọng dấu của EX là +
- M: khi tốc độ tăng cung tiền của một nước tăng lên, nước đó sẽ đối mặt với lạm
phát cao hơn làm mất giá đồng nội tệ, khi đó tác động sẽ giống với biến EX, làm tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu, do đó làm thặng dư cán cân thanh toán vãng lai, kỳ vọng biến M có tác động cùng chiều đến biến CAB