Tổng kết nghiên cứu

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH CÔNG ẢNH HƯỞNG CỦA THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM (Trang 57 - 58)

c. Tương quan giữa các biến

4.1.1. Tổng kết nghiên cứu

Qua phân tích thống kê mô tả và hồi quy của 9 quốc gia khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn 2008 đến 2019 về sự tác động của thâm hụt ngân sách đối với cán cân thanh toán, ta rút ra một vài kết luận như sau:

Nhìn chung, theo tổng thể số liệu của 9 quốc gia Đông Nam Á trong đề tài nghiên cứu thì thâm hụt ngân sách tác động cùng chiều, làm cán cân thanh toán cũng thâm hụt theo. Cụ thế, 1% tăng lên của thâm hụt ngân sách thì làm cán cân thanh toán thâm hụt thêm 0.883% có thể gọi đây là hiện tượng thâm hụt kép. Điều này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu trước đó, như nghiên cứu của Morsy (2009) cho kết quả là 5%, nghiên cứu của Mohammadi (2004) cho kết quả từ 0.31-0.49% cho các nước đang phát triển và kết quả của Đào Thông Minh (2017) cho kết quả 0.408% với mức ý nghĩa thống kê 1%.

54 Ngoài ra, ngân sách Chính phủ, chi tiêu chính phủ và tốc độ tăng trưởng GDP có tác động mạnh đến cán cân vãng lai. Còn lại, tỷ giá hối đoái thực và tốc độ tăng trưởng cung tiền có tác động rất nhỏ đến cán cân vãng lai.

Tổng kết lại, từ nghiên cứu ta đo lường được cán cân vãng lai mà cán cân thanh toán chủ yếu đo lường thông qua cán cân vãng lai nên ta đã có những góc nhìn khái quát sự tác động này lên cán cân thanh toán.

Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để các nhà hoạch định chính sách có thể đưa ra các quyết định hợp lý, hạn chế thâm hụt cán cân thanh toán mang lại hiệu quả cho nền kinh tế và phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH CÔNG ẢNH HƯỞNG CỦA THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)