Văn miế u Quốc tử giám

Một phần của tài liệu Layout Tieng Viet DDVN (22-6-2015) (1) (Trang 27)

văn miếu - Quốc tử Giám, nằm ở phía nam kinh thành thăng Long (thời nhà Lý), là tổ hợp gồm hai di tích: văn miếu và Quốc tử Giám. văn miếu được xây dựng vào năm 1070 dưới

thời vua Lý thánh tông, là nơi thờ Khổng tử, các bậc hiền triết của nho giáo và tư nghiệp Quốc tử giám Chu văn an, người thầy đạo cao, đức trọng của nền giáo dục việt nam. năm 1076, dưới triều vua Lý nhân tông, Quốc tử Giám được xây dựng kề sau văn miếu, là nơi đào tạo nhân tài cho đất nước, trường đại học đầu tiên ở việt nam. trong gần một ngàn năm qua, văn miếu - Quốc tử Giám được coi là một biểu tượng của sự trường tồn tinh hoa văn hóa, giáo dục, truyền thống tôn sư trọng đạo, khuyến đức, khuyến tài của dân tộc việt nam. tại đây có đặt 82 tấm bia tiến sĩ bằng đá, khắc các bài văn bia đề danh tiến sĩ nho học việt nam của các khoa thi đình thời nhà hậu Lê và nhà mạc (1442-1779). tất cả các bia này đều được chế tác theo cùng một phong cách: bia dẹt, trán cong, hình vòm và được đặt trên lưng rùa. đây là những tấm bia tiến sĩ duy nhất trên thế giới có bài ký (văn bia), không chỉ lưu danh những tiến sĩ đã thi đỗ trong các kỳ thi trải dài suốt gần 300 năm mà còn ghi lại lịch sử các khoa thi và triết lý của triều đại về nền giáo dục và đào tạo, sử dụng nhân tài. trải qua gần 1.000 năm lịch sử, văn miếu - Quốc tử Giám vẫn giữ được vẻ cổ kính với đặc điểm kiến trúc của nhiều thời đại và là một trong những di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu và quan trọng bậc nhất của thủ đô hà nội và cả nước.

Một phần của tài liệu Layout Tieng Viet DDVN (22-6-2015) (1) (Trang 27)