Áo dÀI VIệtnaM QUốC phụC Của

Một phần của tài liệu Layout Tieng Viet DDVN (22-6-2015) (1) (Trang 40 - 41)

- QUốC phụC Của ngườI phụ nữ VIệt

phụ nữ việt nam từ xưa đến nay vẫn luôn song hành với chiếc áo dài duyên dáng. từ những nhân vật quyền quý thuộc giới hoàng thân, quốc thích cho tới người dân thường, từ những cư dân chốn đô thị phồn hoa tới người dân quê, trong sinh hoạt đời thường đến các dịp trọng đại, lễ hội... áo dài việt nam từ lâu đã trở thành trang phục truyền thống được tôn vinh với tất cả niềm kiêu hãnh của người phụ nữ việt.

dài chấm đất để tăng thêm dáng vẻ uyển chuyển trong bước đi thân trên được may ôm sát theo những đường cong cơ thể người mặc, tạo nên vẻ yêu kiều và gợi cảm rất độc đáo. hàng nút phía trước được dịch chuyển sang dọc theo vai và sườn phải như chúng ta vẫn thấy ngày nay.

nối tiếp họa sỹ Cát tường, năm 1934, họa sĩ Lê phổ đã bỏ bớt những nét tân kỳ và thêm vào đó những nét lấy từ áo tứ thân, ngũ thân truyền thống tạo ra một kiểu áo vạt dài cổ kính, ôm sát thân người, nối vai và tay không phồng lên, cổ kín, cài nút bên phải. tà áo dài thời kỳ này đã thực sự tôn lên vóc dáng và vẻ yêu kiều thướt tha của người phụ nữ việt: gợi cảm nhưng kín đáo, nhẹ nhàng nhưng có sức lôi cuốn mạnh mẽ.

năm 1960, nhà may Dung ở Sài Gòn đã đưa ra kiểu may áo dài với cách ráp tay giác lăng (raglan), giải quyết được vấn đề khó khăn nhất khi may áo dài: những nếp nhăn ở hai bên nách. với cách này làn vải được bo sít sao theo thân hình từ dưới nách đến lườn eo, ôm khít từng đường cong của thân hình người phụ nữ, tạo thêm tính thẩm mỹ và hoàn thiện chiếc áo dài việt nam.

Cuối thế kỷ XX và những năm đầu của thế kỷ XXi, tà áo dài việt nam với muôn màu, muôn vẻ đã ra mắt bạn bè năm châu trong các cuộc thi sắc đẹp, các sự kiện nghệ thuật và đã trở thành quốc phục với bao niềm kiêu hãnh, tự hào, quảng bá hình ảnh tà áo dài việt nam đầy quyến rũ và mê hoặc ra toàn thế giới.

trong làng thời trang việt nam và quốc tế, nhắc đến nhà thiết kế minh hạnh, điều đầu tiên người ta nghĩ đến là chiếc áo dài. hơn 20 năm qua, chị là người đã có công mang hồn phách dân tộc đến với bạn bè quốc tế qua tà áo dài việt nam. “tầm lớp 1, bắt đầu biết thế nào là đẹp, thấy mẹ mặc áo dài tôi quá thích. đó là những năm 1960, mẹ mặc áo dài lụa cổ cao, chít eo, tà dài là lượt. đi phố mẹ mặc áo dài, đi chợ cũng mặc. điều đó khiến tôi xúc động, tôi tự nhủ phải may bằng được áo dài cho búp bê của mình”. những xúc cảm đặc biệt từ thuở bé của minh hạnh đã gieo mầm cho những đam

mê sau này. Kể từ đó, chiếc áo dài đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận, thậm chí, một phần máu thịt của chị.

Quá trình sáng tạo với chiếc áo dài truyền thống việt nam của minh hạnh lấy cảm hứng thiết kế chủ đạo từ việc giữ gìn và phát huy vẻ đẹp dân tộc thông qua các chất liệu rất riêng của dân tộc như thổ cẩm, lụa, sừng… Khi đưa vào các thiết kế áo dài, những chất liệu truyền thống này được biến tấu để vừa giữ được bản sắc riêng, vừa phù hợp với xu hướng thời trang hiện đại.

một trong những dấu ấn thành công đầu tiên của minh hạnh với chiếc áo dài chính là giải thưởng tại cuộc thi thiết kế makuhari Grand prix tại nhật vào năm 1997. Sau đó, chị cũng chính là nhà thiết kế của việt nam đầu tiên có vinh dự giới thiệu 100 mẫu áo dài

Một phần của tài liệu Layout Tieng Viet DDVN (22-6-2015) (1) (Trang 40 - 41)