Đưa hương vị cà phê việtnam

Một phần của tài liệu Layout Tieng Viet DDVN (22-6-2015) (1) (Trang 49)

Được khai sinh từ vùng đất tây nguyên, nơi được biết đến với những đồi cà phê bạt ngàn, trung nguyên là doanh nghiệp đi tiên phong trong việc định vị thương hiệu cà phê Việt nam trên bản đồ cà phê thế giới thông qua những bước đi táo bạo.

Câu chuyện về trung nguyên bắt đầu từ bước rẽ ngang của chàng sinh viên đại học ngành y đặng Lê nguyên Vũ cách đây gần 20 năm để chuyển sang thu mua cà phê về rang xay. những trăn trở về nghịch lý của ngành cà phê Việt nam cũng bắt đầu lớn lên trong ông từ đó: tại sao Việt nam, chủ yếu là vùng Buôn ma thuột, nơi có hạt cà phê vào loại ngon nhất thế giới, xuất khẩu cà phê cũng vào loại hàng đầu thế giới, nhưng giá trị thu về vẫn thấp và người nông dân vẫn nghèo? Câu trả lời nằm ở khâu chế biến cà phê và làm thương hiệu riêng, chỉ có làm cách đó thì giá trị của hạt cà phê mới tăng lên nhiều lần. đặng Lê nguyên Vũ quyết định phải góp phần thay đổi nghịch lý này và ông bắt tay vào xây dựng thương hiệu cà phê trung nguyên.

sản lượng thanh long xuất khẩu sang thị trường này tăng đều đặn hàng năm, từ 100 tấn (năm 2008) nay đã đạt 1.000 tấn trong sáu tháng đầu năm 2014. Lượng thanh long xuất đi nhật Bản và hàn Quốc cũng đạt khoảng 4.900 tấn/năm. Việt nam là quốc gia đầu tiên và duy nhất cho đến nay được cấp phép xuất khẩu thanh long sang new Zealand. Cùng với thanh long, mới đây, hoa Kỳ đã mở cửa thêm đối với hai loại quả nhập khẩu từ Việt nam là nhãn và vải. trong năm 2015, Việt nam sẽ tiếp tục đưa vú sữa và xoài vào hoa Kỳ; thanh long ruột đỏ và xoài vào nhật Bản; thanh long vào đài Loan (trung Quốc); chôm chôm vào new Zealand; thanh long, vải, xoài vào australia...

nhanh nhạy bắt kịp xu thế của thị trường trái cây xuất khẩu, các nhà vườn Việt nam hiện đã chú trọng việc đầu tư quy mô lớn, áp dụng quy trình sản xuất sạch. Chỉ riêng tại tỉnh tiền giang, vốn được coi là “vương quốc trái cây” ở phía nam, trong 7 chủng loại trái cây chủ lực, đã có 6 loại trái cây đạt tiêu chuẩn globalgap và Vietgap, gồm: vú sữa Lò rèn Vĩnh Kim, khóm tân Lập, chôm chôm tân phong, nhãn nhị Quí, sơ ri gò Công và thanh long Chợ gạo. Cũng tại tiền giang, người nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi giống cây trồng để nâng cao chất lượng trái cây. giống sầu riêng khổ qua chất lượng kém được thay thế dần bằng các giống sầu riêng chất lượng cao: ri 6, mong thong; giúp nâng khả năng cạnh tranh của thương hiệu sầu riêng ngũ hiệp, tạo vùng chuyên canh hiệu quả cao có diện tích tới 6.000ha tại huyện Cai Lậy... thu nhập từ vườn cây đặc sản đã có thể lên đến hàng trăm triệu đồng/ha, gần gấp đôi so với cách đây 20 năm.

theo Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, trung bình mỗi tháng năm 2014, kim ngạch xuất khẩu rau quả tươi của Việt nam đạt khoảng 120 triệu USD và với tốc độ tăng trưởng mạnh như hiện nay, xuất khẩu rau quả có thể mang về cho Việt nam khoảng 1,4 tỷ USD - con số cao nhất từ trước đến nay và triển vọng năm 2015 được dự báo là rất sáng sủa.

Một phần của tài liệu Layout Tieng Viet DDVN (22-6-2015) (1) (Trang 49)