thủy sảN
Trong 3 thập kỉ đổi mới vừa qua, lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của Việt nam đã đạt được nhiều thành tựu phát triển khả quan. Sản lượng các loại nông sản đều tăng, nổi bật nhất là sản lượng lương thực tăng với tốc độ cao từ năm 1989 cho đến nay. năm 1989 là năm đầu tiên sản lượng lương thực của Việt nam vượt qua con số 20 triệu tấn, xuất khẩu 1,4 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 310 triệu USD. đến năm 2013 sản lượng lương thực đã đạt tới 49,3 triệu tấn và đã xuất khẩu được 6,6 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 2,95 tỷ USD, là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. gDp trong lĩnh vực nông nghiệp bình quân hàng năm tăng 3,4% giai đoạn 2006-2011 và 2,7%
trong các năm 2012 và 2013; thu nhập và đời sống nhân dân ngày càng cải thiện hơn, tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn giảm bình quân 1,5% năm; bộ mặt nông thôn thay đổi theo hướng văn minh; trình độ văn hóa, khoa học, kỹ thuật của nhiều nông dân được nâng cao hơn trước.
nông nghiệp ngày càng có nhiều đóng góp tích cực hơn vào tiến trình phát triển, hội nhập của kinh tế cả nước và nền kinh tế toàn cầu. năm 1986, kim ngạch xuất khẩu nông-lâm-thủy sản mới đạt 400 triệu USD, đến năm 2014 đã đạt tới 30,8 tỷ USD. nhờ có những thành tựu đó, nông nghiệp không chỉ đã góp phần quan trọng vào việc ổn định chính trị - xã hội nông thôn và nâng cao đời sống của người nông dân Việt nam, mà còn ngày càng tạo ra nhiều hơn nữa những tiền đề vật chất cần thiết, góp phần tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong những năm qua.
nhà nước Việt nam chủ trương luôn đặt nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở vị trí chiến lược quan trọng, coi đó là cơ sở và lực lượng để phát triển kinh tế-xã hội bền vững, ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái. Chính vì vậy mà Việt nam đặt mục tiêu tới năm 2020 tốc độ tăng trưởng của ngành nông-lâm-thủy sản đạt mức từ 3,5-4%/năm, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia trước mắt và lâu dài; kết hợp nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn, giải quyết cơ bản việc làm, nâng cao hơn nữa thu nhập của cư dân nông thôn. Lao động nông nghiệp còn khoảng 30% trong tổng lực lượng lao động, tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt trên 50%.
Thu hoạch mủ cao su Thu hoạch cá tại Quy Nhơn
Cảnh phơi và làm sạch thóc Thu hoạch cà phê tại Tây Nguyên
Niềm vui được mùa lúa Chăn nuôi bò sữa Chế biến thủy sản
So với các nước trong khu vực, Việt nam là một trong những nước có diện tích trồng cây ăn quả vào loại lớn nhất. theo thống kê chưa đầy đủ của hội Kỷ lục gia Việt nam, Việt nam có trên 700.000 ha diện tích đất trồng cây ăn quả; phân bố đều ở cả ba miền Bắc, trung, nam; song miền tây nam Bộ chiếm diện tích lớn nhất. Việt nam còn là nước có chủng loại trái cây phong phú nhất, hàng trăm loại, vừa có chất lượng dinh dưỡng cao, vừa có hương vị thơm ngon; hứa hẹn mang lại giá trị kinh tế cao. Không chỉ các loại trái cây nhiệt đới, ở vùng núi phía Bắc của Việt nam cũng có những loại hoa quả ôn đới có tiếng, như đào Sa pa, mận Bắc hà...
nhiều loại trái cây đặc sản của Việt nam gắn liền, thậm chí trở thành biểu tượng cho một vùng đất, đi vào ca dao, dân ca và cả các tác phẩm nghệ thuật đương đại: dừa Bến tre, vú sữa Lò rèn, xoài cát hòa Lộc, bưởi năm roi, thanh long Chợ gạo, nho Bình thuận, vải thiều thanh hà, nhãn lồng hưng Yên, mơ hương Sơn...
những năm gần đây, nhiều loại trái cây Việt nam đã lên đường xuất ngoại, được chào đón ở cả những thị trường khó tính nhất như châu Âu, hoa Kỳ, nhật Bản... một số loại quả như thanh long, đã được tiếng là ngon nhất thế giới, kiêu hãnh “một mình một chợ” ở nhiều thị trường. Kể từ năm 2008, khi bắt đầu được đưa sang thị trường hoa Kỳ đến nay,