Gian nan
thử Sức
Được thành lập năm 1977 từ một xưởng cơ khí cũ kỹ, chuyên sản xuất thiết bị điện lạnh cho các nhà máy nước đá, bước ngoặt lớn nhất của Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (rEE) diễn ra vào năm 1992 khi Chính phủ Việt nam thực hiện chương trình thí điểm cổ phần hóa một số doanh nghiệp nhà nước. Lúc đó, rEE không nằm trong nhóm sáu doanh nghiệp hạt giống của chương trình thí điểm này. nhận thấy công ty cần một động lực mới để tạo đà cho sự phát triển trong tương lai, lãnh đạo công ty đã quyết tâm kiến nghị rEE tham gia vào chương trình trên. Với kết quả kinh doanh tốt những năm trước đó, rEE đã được phép thực hiện cổ phần hóa vào cuối năm 1993.
tuy nhiên, chặng đường đi tới thành công của rEE không hoàn toàn suôn sẻ. Khi mô hình kinh tế thị trường được vận hành tại Việt nam, cùng với sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của quốc gia, đó chính là lúc các doanh nghiệp phải đương đầu với những thách thức không hề nhỏ đến từ cả bên trong và bên ngoài. năm 1998 - một năm sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á - tình hình kinh doanh và triển khai dự án của các nhà đầu tư nước ngoài ở Việt nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhiều công trình xây dựng bị đình trệ, hoạt động kinh doanh của rEE trở nên bấp bênh do mảng kinh doanh chính của công ty là dịch vụ cơ điện công trình bị suy giảm nặng nề.
trong những tháng ngày khó khăn đó, rEE đã tiến hành sắp xếp lại sản xuất, đưa nhà xưởng về Khu công nghiệp tân Bình (tp.hCm). Với mặt bằng đất rộng, mặt tiền đường Cộng hòa, rEE tiến hành xây dựng cao ốc văn phòng cho thuê. tòa E-town đầu tiên với diện tích 30.000 m2, khánh thành năm 2002, được lấp đầy khách thuê chỉ trong vòng 18 tháng. đây chính là cú huých để công ty tự tin phát triển thêm gần 80.000 m2 văn phòng cho thuê nữa trong suốt một thập niên sau đó.
Vào năm 2000, khái niệm thị trường chứng khoán vẫn còn khá mới mẻ đối với nhiều doanh nghiệp Việt nam. thế nhưng ngay khi Việt nam đưa sàn giao dịch chứng khoán
Bà Nguyễn Thị Mai Thanh Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc rEE
chính thức đầu tiên vào hoạt động trong năm đó, lãnh đạo công ty đã quyết định niêm yết cổ phiếu, biến rEE trở thành 1 trong 2 doanh nghiệp niêm yết đầu tiên của Việt nam. đó là một bước ngoặt lớn không chỉ với rEE mà với cả nền kinh tế Việt nam, bởi việc niêm yết cổ phiếu đã giúp công ty có thêm một kênh huy động vốn mới để phát triển, nâng cao hiệu quả của công tác quản trị doanh nghiệp cũng như danh tiếng của công ty trên thị trường.
năm 2006-2007, rEE nổi lên trên thị trường chứng khoán Việt nam như một cổ phiếu hạng nhất (blue-chip) với giá cổ phiếu tăng liên tục, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài luôn ở mức cao nhất mà pháp luật Việt nam cho phép (49%).
Khi thị trường chứng khoán sôi động, cũng giống khá nhiều công ty khác, rEE nhảy vào lĩnh vực đầu tư tài chính. nhưng đến năm 2008, khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra, rEE đã “ngã” đau, lỗ tới 153 tỷ đồng do các tài sản tài chính bị giảm giá mạnh. phải mất đến 4 năm sau, khi thời cơ mua bán và sáp nhập doanh nghiệp đến, rEE mới giải quyết được triệt để vấn đề đầu tư tài chính kém hiệu quả thông qua việc cắt giảm, cơ cấu lại toàn bộ danh mục đầu tư, tập trung vào năng lực cốt lõi. Dịch vụ cơ điện công trình, văn phòng cho thuê và đầu tư vào các dự án hạ tầng tiện ích (điện, nước) giờ đây là 3 mảng kinh doanh cốt lõi mà rEE tập trung phát triển.
đến nay, rEE có tỷ lệ sở hữu trên 20% ở 11 công ty, bao gồm 2 công ty sản xuất nước sạch theo hình thức xây dựng - vận hành - sở hữu (B.O.O) là thủ đức và đầu tư & Kinh doanh nước sạch Sài gòn và 3 công ty sản xuất điện (nhiệt điện ninh Bình, thủy điện thác Bà, thủy điện thác mơ). năm 2011, khi thị trường chứng khoán giảm mạnh, rEE đã tranh thủ mua ròng cổ phiếu để nâng tỷ lệ sở hữu nhằm chiếm ảnh hưởng quan trọng tại các công ty được đầu tư. Khoản đầu tư tại các công ty này đang