Việtna m điểm đến hấp dẫn đối với đầu tư quốc tế

Một phần của tài liệu Layout Tieng Viet DDVN (22-6-2015) (1) (Trang 46 - 47)

thu hút đầu tư nước ngoài (FDi) là chủ trương nhất quán của Việt nam kể từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới. Chính phủ Việt nam cam kết tạo môi trường kinh doanh đầu tư thông thoáng, thuận lợi và bình đẳng cho các nhà đầu tư nước ngoài. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam năm 1987 được sửa đổi, bổ sung cùng với nhiều luật khác như Luật đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư công… đã tạo nên một hệ thống pháp luật đầu tư, kinh doanh ngày càng ổn định và minh bạch.

Kể từ năm 1988 đến ngày 15/12/2014, Việt nam đã thu hút được 254,3 tỷ FDi vốn đăng ký, trong đó 121 tỷ USD đã được giải ngân. FDi là nguồn vốn đầu tư quan trọng của nền kinh tế, chiếm khoảng 25% vốn đầu tư xã hội. Khu vực doanh nghiệp FDi hiện tạo ra 19% gDp của Việt nam, chiếm khoảng 45% giá trị sản xuất công nghiệp và 65% kim ngạch xuất khẩu, tạo nhiều việc làm cho xã hội. FDi đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp và góp phần đưa Việt nam tham gia ngày càng sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. theo Báo cáo về đầu tư thế giới 2014 của tổ chức thương mại và phát triển Liên hợp quốc (UnCtaD), Việt nam là 1 trong 10 điểm đến đầu tư triển vọng đối với các công ty xuyên quốc gia trong giai đoạn 2014-2016. điều tra của tổ chức xúc tiến ngoại thương nhật Bản (JEtrO) quý i/2014 cho thấy Việt nam là một trong những nước hấp dẫn nhất trong aSEan đối với các doanh nghiệp nhật Bản khi đầu tư ra nước ngoài. Khoảng 70% doanh nghiệp nhật Bản đang đầu tư vào Việt nam có kế hoạch mở rộng kinh doanh trong thời gian tới.

Việt nam hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài nhờ có những lợi thế: (i) lực lượng lao động trẻ dồi dào với gần 70% người dân trong độ tuổi lao động, một nửa lực lượng lao động ở độ tuổi dưới 34; (ii) nằm ở vị trí kết nối quan trọng trong khu vực châu Á- thái Bình Dương, Việt nam là một cửa ngõ và giao điểm của nhiều nền kinh tế phát triển năng động trong khu vực. hệ thống giao thông, cảng biển đang được nâng cấp và từng bước hiện đại tạo thuận lợi cho kết nối kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch với các nước trong khu vực và trên thế giới; (iii) việc Việt nam đang tích cực thực hiện các cam kết hội nhập quốc tế và tích cực tham gia nhiều liên kết kinh tế quan trọng, đặc biệt là tpp, rCEp..., đang mở ra nhiều cơ hội mới cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước; (iv) chính phủ Việt nam nhất quán cam kết và nỗ lực không ngừng cải thiện môi trường đầu tư. giai đoạn 2014-2015, Việt nam tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, rút ngắn quy trình xử lý, giảm chi phí hành chính, phấn đấu đến hết năm 2015 đạt mức trung bình về số giờ thực hiện thủ tục hành chính thuế của nhóm aSEan-6.

Việt nam ưu tiên thu hút vốn FDi gắn với chuyển giao công nghệ cao, thân thiện với môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên, tạo ra sản phẩm có khả năng cạnh tranh và thúc đẩy nền kinh tế tham gia hiệu quả vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Việt nam đang tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực tiềm năng sau đây:

Về nông nghiệp, Việt nam là một trong những nước sản xuất và xuất khẩu nông sản có khả năng cạnh tranh. nhằm mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp hiện đại đi đôi với tăng trưởng xanh, Việt nam đang triển khai nhiều chính sách ưu đãi cho phát triển nông nghiệp, trong đó tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư sử dụng công nghệ cao, chế biến và nâng cao giá trị nông sản.

Các lĩnh vực công nghệ cao như: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, vật liệu mới… là các lĩnh vực Việt nam có nhiều tiềm năng, trong đó riêng ngành công nghệ thông tin có doanh thu khoảng 37 tỷ USD trong năm 2013, tăng 45% so với năm 2012. Chỉ số phát triển công nghệ thông tin của Việt nam năm 2012 được xếp vị trí thứ 4 khu vực đông nam Á và đứng thứ 12/27 nước châu Á - thái Bình Dương. nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới như Samsung, nokia, Canon, intel, Foxconn và gemtek technology… đã và đang lựa chọn Việt nam là một cứ điểm sản xuất quan trọng.

hiện đại hóa cơ sở hạ tầng là một trong ba trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội Việt nam đến năm 2020. Chính phủ Việt nam đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích đầu tư cơ sở hạ tầng, trong đó mô hình quan hệ đối tác công tư (ppp) ngày càng được coi trọng.

Việc thực hiện các cam kết mở cửa thị trường theo các cam kết quốc tế như WtO, aSEan… đang tạo nên những sức hút mới đối với các nhà đầu tư, nhất là trong các lĩnh vực dịch vụ có nhiều tiềm năng như du lịch, vận tải, hậu cần, tài chính, viễn thông... Với thị trường du lịch phát triển nhanh, đạt tốc độ trung bình 12%/năm trong hai thập kỷ qua và đóng góp gần 5% gDp, Việt nam đã và đang là một điểm đến du lịch hấp dẫn với nhiều cơ hội mới cho đầu tư du lịch.

Một phần của tài liệu Layout Tieng Viet DDVN (22-6-2015) (1) (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)