Đường tới số

Một phần của tài liệu Layout Tieng Viet DDVN (22-6-2015) (1) (Trang 54 - 55)

củaVieTTel

Cơ sở vật chất kỹ thuật và năng lực sản xuất của ngành cũng đã được tăng cường, nhiều ngành công nghiệp mới có kỹ thuật cao ra đời, như ngành khai thác và chế biến dầu khí, công nghiệp đóng tàu, điện tử, viễn thông...

Cơ cấu ngành công nghiệp cũng có sự chuyển dịch mạnh mẽ, gắn liền với sự phát triển theo hướng đa dạng hóa, từng bước hình thành một số ngành trọng điểm và mũi nhọn, có tốc độ phát triển cao, thuận lợi về thị trường và có khả năng xuất khẩu.

Các ngành khai thác nguồn lực kinh tế và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đều phát triển ấn tượng. một số loại sản phẩm đã được sản xuất với khối lượng ngày càng lớn như: sắt thép, xi măng, đồ điện tử, may mặc, giày dép... năm 2013, những mặt hàng công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao, đặc biệt là một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu vượt trội như: điện thoại và linh kiện tăng 67,1%; dệt may tăng 18,9%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 35,3% (so với năm 2012)...

trong năm 2013, chỉ số sản xuất công nghiệp của Việt nam tăng 5,43% so với năm 2012. năm 2014, chỉ số này tăng 7,15%, đóng góp 2,75 điểm phần trăm vào mức tăng chung của toàn nền kinh tế. hiện nhóm ngành công nghiệp và xây dựng chiếm tới trên 38,5% gDp của Việt nam, thực sự trở thành động lực và đầu tàu tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế.

để Việt nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, ngành công nghiệp đang có chiến lược phát triển lâu dài theo hướng giảm tính gia công; đẩy mạnh phát triển công nghiệp phụ trợ; nâng cao hiệu quả đầu tư, năng suất lao động, đổi mới thiết bị kỹ thuật - công nghệ, đưa công nghiệp về nông thôn để chế biến nông, lâm-thủy sản, làm tăng giá trị gia tăng, bảo vệ và cải thiện môi trường.

Một phần của tài liệu Layout Tieng Viet DDVN (22-6-2015) (1) (Trang 54 - 55)