Cơ cấu GDP theo nhóm nGành kinh tế qua một Số năm (%)

Một phần của tài liệu Layout Tieng Viet DDVN (22-6-2015) (1) (Trang 44 - 45)

Nông, lâm nghiệp, thủy sản Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ

2005 2010 2014 42,57% 19,3% 38,13% 42,88% 18,89% 38,23% 43,38% 18,12% 38,50% Nguồn: Tổng cục Thống kê

Đường lưới điện 500 KV

Tòa tháp Bitexco tại Thành phố Hồ Chí Minh Cầu vượt tại Thành phố Hồ Chí Minh

thương mại thế giới (WtO) (2007)… Việt nam đã được cộng đồng quốc tế tín nhiệm bầu vào hội đồng nhân quyền của Liên hợp quốc khóa 2014-2016; đang tích cực ứng cử vào hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021. năm 2014, Việt nam đã chính thức tham gia vào lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc nhằm chia sẻ trách nhiệm và đóng góp tích cực vào củng cố môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác trên thế giới.

Việt nam hiện có quan hệ thương mại - đầu tư với hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ, ký trên 90 hiệp định thương mại song phương, gần 60 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 hiệp định chống đánh thuế hai lần với các nước và các tổ chức quốc tế. Việt nam đang tiến hành đàm phán Fta với các nền kinh tế hàng đầu thế giới, hiệp định đối tác xuyên thái Bình Dương (tpp), hiệp định đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (rCEp), Fta với EU, Fta với Khối thương mại tự do Châu Âu (EFta) bao gồm 4 nước iceland, Liechtenstein, na Uy và thụy Sĩ. tháng 5/2015, Việt nam đã ký hiệp định thương mại tự do với hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á Âu bao gồm 5 nước nga, armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan. Với triển vọng hoàn tất 14 Fta từ nay đến năm 2020, Việt nam được kì vọng trở thành một mắt xích quan trọng trong mạng lưới liên kết kinh tế rộng lớn với 55 nền kinh tế, trong đó có 15 nước thành viên g20.

Thương mại

Xuất nhập khẩu của Việt nam tăng nhanh với tốc độ bình quân 15-20%/năm trong gần 30 năm qua. năm 2014, kim ngạch xuất khẩu đạt 150 tỷ USD, tăng 13,6% so với năm 2013. từ một nước nông nghiệp phải nhập khẩu lương thực khi bắt đầu thực hiện đổi mới, nhờ những cải cách sâu rộng trong nông nghiệp, nay Việt nam trở thành một nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về nông sản như gạo, cà phê, hạt tiêu, thủy sản...

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa năm 2014 đạt 148 tỷ USD, tăng 12,1% so với năm 2013, với các thị trường ngày càng đa dạng từ các nước châu Á, châu Âu, châu mỹ và nhiều khu vực khác, trong đó mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị và nguyên, phụ liệu phục vụ sản xuất.

Với mục tiêu phấn đấu trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, Việt nam đang đẩy mạnh cải cách đi đôi với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. để nâng cao sức cạnh tranh, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, môi trường kinh doanh ngày càng bình đẳng, minh bạch và thúc đẩy chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng bền vững hơn, Việt nam đang đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế với 3 lĩnh vực trọng tâm là tái cơ cấu đầu tư công, hệ thống ngân hàng và các doanh nghiệp nhà nước. Việt nam đang nỗ lực hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng.

Một phần của tài liệu Layout Tieng Viet DDVN (22-6-2015) (1) (Trang 44 - 45)