CônG nGhệ thế Giớ

Một phần của tài liệu Layout Tieng Viet DDVN (22-6-2015) (1) (Trang 59 - 60)

F P T

Năm 1998, vào dịp kỷ niệm 10 năm thành lập Công ty Cổ phần Fpt (Fpt), ông trương gia Bình, khi đó là tổng giám đốc Fpt đã tuyên bố: Fpt sẽ tiến hành toàn cầu hóa với hướng đi chiến lược là xuất khẩu phần mềm. hoa Kỳ và Ấn độ là hai thị trường đầu tiên mà Fpt nhắm tới.

Chiến lược thâm nhập thị trường hoa Kỳ của Fpt được cụ thể hóa trong 7 điểm, bao gồm: thuần thục tiếng anh - Cmmi 4 (chuẩn chất lượng công nghiệp quốc tế chuyên cho lĩnh vực phát triển phần mềm); thắt chặt quan hệ hợp tác đào tạo với các trường đại học; hợp pháp hóa sử dụng phần mềm; tiếp cận các mũi nhọn công nghệ hiện đại nhất; Xuất khẩu phần mềm cho các công ty công nghệ hàng đầu thế giới; Sử dụng các chuyên gia hoa Kỳ.

tuy nhiên, chỉ sau 2 năm xuất ngoại vào thị trường hoa Kỳ và Ấn độ, Fpt đã không đạt được những mục tiêu như kỳ vọng. Doanh thu mảng xuất khẩu phần mềm đạt trên 400.000 USD, nhưng tổng số tiền mà tập đoàn phải bỏ ra đầu tư đã nhiều hơn gấp đôi con số nói trên.

tuy thất bại tại hoa Kỳ và Ấn độ, Fpt vẫn kiên trì theo đuổi mục tiêu xuất ngoại. nhật Bản là cái đích tiếp theo mà Fpt nhắm đến, bởi đây là thị trường phần mềm đứng thứ hai thế giới, chỉ sau hoa Kỳ, với doanh số khoảng 100 tỷ USD/năm. Sau nhiều nỗ lực, năm 2000, Fpt đã có được hợp đồng đầu tiên với ntt it, công ty con của tập đoàn ntt nhật Bản với khối lượng công việc là “one man month” (tương đương khoảng 172 giờ làm việc của một kỹ sư phần mềm trong vòng 1 tháng). để chinh phục thị trường khó tính này, Fpt đã đưa ra nhiều chính sách phục vụ đắc lực cho việc phát triển đào tạo con người như tổ chức các khóa đào tạo tiếng nhật, đồng thời tuyển dụng thêm những nguồn nhân lực mới từ nhật Bản.

từ đó đến nay, nhật Bản là thị trường có đóng góp doanh thu lớn nhất cho lĩnh vực xuất khẩu phần mềm của Fpt. năm 2014, thị trường nhật Bản chiếm tới 45% tổng doanh thu xuất khẩu phần mềm của tập đoàn. Ông trương gia Bình, Chủ tịch tập đoàn Fpt cho biết, hơn 60 công ty uy tín nhất ở nhật đều là khách hàng của Fpt.

Sau khi thâm nhập thành công thị trường nhật Bản, Fpt tiếp tục mở rộng quy mô hoạt động tại các thị trường khác như Singapore, châu Âu và tiếp tục chinh phục thị trường hoa Kỳ. tháng 2/2006, Fpt lần đầu tiên làm tổng thầu nước ngoài bằng hợp đồng trị giá 6,42 triệu USD với tập đoàn dầu khí petronas (malaysia).

Kết thúc năm 2014, doanh thu xuất khẩu phần mềm của Fpt đạt khoảng 136 triệu USD, tăng 35% so với năm 2013. trong đó, 2 thị trường lớn nhất là nhật Bản và hoa Kỳ có tốc độ tăng trưởng tương ứng là hơn 30% và 39% (đã loại ảnh hưởng của biến động tỷ giá). đặc biệt, thị trường châu Âu có mức tăng trên 110% về doanh thu nhờ công ty mới hợp nhất là Fpt Slovakia.

Bên cạnh tăng trưởng về hoạt động kinh doanh, năng lực công nghệ của Fpt cũng được thế giới ghi nhận. năm 2006, Fpt là doanh nghiệp phần mềm Việt nam đầu tiên được Viện Công nghệ phần mềm hoa Kỳ (SEi) cấp chứng chỉ Cmmi 5 (chuẩn quản lý quy trình chất lượng của mỹ) và là một trong hơn 100 công ty phần mềm trên thế giới được cấp

Làng phần mềm của FPT Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT (người thứ nhất bên trái) tại lễ công bố thỏa thuận mua lại công ty rWE IT Slovakia

chứng chỉ này. Sau khi đạt chuẩn quản lý quy trình chất lượng ở mức cao nhất này, để hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ thông tin khác của Việt nam thi lấy chứng chỉ và áp dụng Cmmi 5, góp phần nâng cao năng lực của ngành, năm 2009, Fpt đã chuyển giao toàn bộ Bộ tài liệu kinh nghiệm triển khai, xây dựng, áp dụng và thi lấy chứng chỉ Cmmi 5 cho Bộ thông tin và truyền thông.

tháng 1/2014, Fpt được lọt vào danh sách 100 nhà cung cấp dịch vụ gia công toàn cầu của hiệp hội gia công chuyên nghiệp quốc tế (iaOp). Với những nỗ lực của mình, Fpt đã đưa Việt nam vượt qua Ấn độ, trở thành đối tác được ưu tiên thứ hai tại thị trường nhật Bản, đứng trong top 10 điểm đến xuất khẩu phần mềm hấp dẫn nhất trên thế giới.

Một phần của tài liệu Layout Tieng Viet DDVN (22-6-2015) (1) (Trang 59 - 60)