Hoàn thành các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs)

Một phần của tài liệu Layout Tieng Viet DDVN (22-6-2015) (1) (Trang 45)

(MDGs)

đi đôi với phát triển kinh tế, Việt nam đặc biệt coi trọng phát triển các lĩnh vực xã hội, góp phần cải thiện đời sống mọi mặt của người dân Việt nam. Sự cam kết mạnh mẽ và quyết tâm của Việt nam thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (mDgs) được cụ thể hóa bằng việc lồng ghép các mục tiêu mDgs vào các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; cụ thể hóa các mục tiêu này bằng nhiều chương trình quốc gia về giáo dục, y tế, lao động, giảm nghèo, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu.

đến nay, Việt nam đã hoàn thành 5 trong 8 mục tiêu mDgs trước thời hạn 2015, đặc biệt là mục tiêu xóa đói nghèo, bình đẳng giới, giáo dục phổ thông và y tế. Cụ thể, Việt nam đã “về đích” sớm đối với mục tiêu xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói ngay từ năm 2002, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 58% trong đầu thập niên 90 của thế kỷ trước xuống còn 5,8-6% năm 2014; hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000; cơ bản hoàn thành mục tiêu về bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho phụ nữ; thành công trong việc kiểm soát sốt rét và một số dịch bệnh nguy hiểm; bước đầu ngăn chặn được sự lây lan hiV và đang ở trước ngưỡng có thể hoàn thành mục tiêu giảm tử vong ở trẻ em. theo Báo cáo phát triển con người (hDr) năm 2013 của UnDp, Việt nam nằm trong số 40 nước đang phát triển đạt tiến bộ vượt dự kiến về phát triển con người với chỉ số phát triển con người (hDi) tăng 41% trong hai thập kỷ qua. theo đó, Việt nam đứng thứ 121/187 quốc gia và vùng lãnh thổ về hDi, được đánh giá ở mức trung bình trên thế giới. Bà pratibha mehta, trưởng đại diện UnDp tại Việt nam đánh giá: “Việt nam là một trong những nước rất năng động và đạt được tiến bộ hDi rất nhanh”. trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, Việt nam khẳng định phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt đến năm 2020, phát huy tối đa nhân tố con người, xác định con người là chủ thể, là nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của phát triển. đây là những minh chứng rõ ràng cho sự nhất quán và quyết tâm cao của Việt nam trong việc gắn tăng trưởng kinh tế với bảo đảm công bằng và tiến bộ xã hội.

Một phần của tài liệu Layout Tieng Viet DDVN (22-6-2015) (1) (Trang 45)