quốc tế của Việt Nam đáp ứng các yêu cầu của Điều lệ Y tế quốc tế năm 2016
2.1.1. Mô tả thực trạng năng lực Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế củaViệt Nam Việt Nam
2.1.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Cơ sở vật chất, nhân lực, trang thiết bị của các Trung tâm KDYT quốc tế. - Các cán bộ quản lý, chuyên môn về lĩnh vực KDYT tại Cục Y tế dự phòng và các Trung tâm KDYT quốc tế.
- Các tài liệu, số liệu thứ cấp: Các báo cáo hàng năm, báo cáo đánh giá, số liệu thống kê của Cục Y tế dự phòng, của các Trung tâm KDYT quốc tế.
- Các văn bản về pháp lý, về chuyên môn nghiệp vụ, văn văn bản chỉ đạo liên quan tới kiểm dịch y tế biên giới.
2.1.1.2. Thời gian nghiên cứu: tháng 1 đến tháng 6/2016. 2.1.1.3. Địa điểm nghiên cứu
- Tất cả 13 Trung tâm KDYT quốc tế của Việt Nam.
-Cơ quan Trung ương quản lý về KDYT biên giới (Cục Y tế dự phòng).
2.1.1.4. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng thiết kế điều tra cắt ngang, có phân tích so sánh, kết hợp nghiên cứu định lượng với nghiên cứu định tính.
2.1.1.5. Cỡ mẫu nghiên cứu và cách chọn mẫu
- Mẫu định lượng: chọn chủ đích tất cả 13 Trung tâm KDYT quốc tế để đánh giá hiện trạng về tổ chức, nhân lực, cơ sở vật chất và hoạt động của Trung tâm.
- Mẫu định tính (thông qua phỏng vấn sâu):
+ 13 Trung tâm KDYT quốc tế: mỗi Trung tâm phỏng vấn sâu 01 lãnh đạo (13 người).
+ Cục Y tế dự phòng: Chọn chủ đích phỏng vấn sâu 01 Lãnh đạo phụ trách kiểm dịch y tế, 1 Lãnh đạo Phòng kiểm dịch y tế biên giới (02 người).
2.1.1.6. Nội dung nghiên cứu
Căn cứ tiêu chuẩn năng lực cửa khẩu theo quy định của Điều lệ Y tế quốc tế, các nội dung chủ yếu được nghiên cứu, bao gồm:
- Năng lực thường xuyên cần có tại cửa khẩu: Các loại hình cửa khẩu của Trung tâm KDYT quốc tế, nhân lực KDYT, chuyên ngành đào tạo, trình độ học vấn,cơ sở vật chất, trang thiết bị KDYT phục vụ giám sát bệnh truyền nhiễm và xử lý y tế.
- Năng lực ứng phó với các trường hợp khẩn cấp về y tế công cộng: Các hoạt động giám sát, phát hiện và xử lý y tế đối tượng KDYT tại cửa khẩu, giám sát véc tơ tại cửa khẩu.
- Phối hợp liên ngành tại cửa khẩu.
- Đánh giá hàng năm về năng lực cửa khẩu quốc gia theo quy định của Điều lệ Y tế quốc tế.
2.1.1.7. Biến số nghiên cứu
Bảng 2.1. Các biến số và phương pháp xác định biến số
TT Biến số Phương pháp Tiêu chuẩn
thu thập số liệu
TT Biến số Phương pháp Tiêu chuẩn thu thập số liệu
của Trung tâm KDYTQT khảo sát trực tiếp 112/2014/NĐ-TTg tại Trung tâm quản lý cửa khẩu biên
giới
Biến số về nhân lực: Phỏng vấn trực - Quyết định số
- Giới tính: nam, nữ tiếp đối tượng 14/2007/QĐ-BYT ngày - Trình độ học vấn: sau nghiên cứu về 30/01/2007 của Bộ Y tế đại học, đại học/cao đẳng, trình độ, chuyên quy định chức năng,
trung cấp môn đã học và nhiệm vụ, quyền hạn và
- Chuyên ngành đào tạo được cấp cơ cấu tổ chức của 2 - Trình độ ngoại ngữ, tin bằng/chứng chỉ Trung tâm Kiểm dịch y
học tế quốc tế;
- Số lượng nhân lực đáp - Thông tư liên tịch số
ứng nhu cầu 08/2007/TTLT-BYT-
BNV giữa Bộ Y tế và Bộ Nội vụ về định biên trong các cơ sở y tế công lập.
Biến số về cơ sở vật chất, Phỏng vấn và - Quyết định số trang thiết bị (TTB): khảo sát trực tiếp, 5159/QĐ-BYT ngày - Số khoa/phòng kiểm tra hồ sơ lưu 17/12/2007 của Bộ Y tế 3 - Số cửa khẩu có trụ sở giữ tại Trung tâm ban hành danh mục
làm việc riêng trang thiết bị của Trung
- Số cửa khẩu có cán bộ tâm kiểm dịch y tế quốc
KDYT tế tỉnh, thành phố trực
TT Biến số Phương pháp Tiêu chuẩn thu thập số liệu vực/phòng cách ly - TTB phục vụ giám sát hành khách xuất nhập cảnh - TTB phục vụ xử lý y tế - TTB phục vụ xét nghiệm - Phương tiện phục vụ vận chuyển người nghi ngờ mắc BTN
- TTB phục vụ thông tin liên lạc
Hoạt động giám sát các Kiểm tra thực tế Căn cứ các Thông tư 4 đối tượng KDYT tại cửa và kiểm tra các hướng dẫn của BYT về
khẩu báo cáo, thống kê KDYT biên giới
Phối hợp liên ngành tại Khảo sát thực tế; Theo các văn bản quy
cửa khẩu phỏng vấn trực định phối hợp liên
5 tiếp, căn cứ kết ngành của Thủ tướng,
quả hoạt động, UBND, Bộ, ngành báo cáo
Đánh giá hàng năm về Thảo luận nhóm, Bộ câu hỏi đánh giá 6 năng lực cửa khẩu theo phỏng vấn trực năng lực cửa khẩu thực
quy định của Điều lệ Y tế tiếp hiện IHR của WHO quốc tế.
2.1.1.8. Các bước thực hiện nghiên cứu mô tả thực trạng
Áp dụng kỹ thuật điều tra thực địa tại cơ sở y tế, gồm các bước: - Bước 1: Xây dựng đề cương và bộ mẫu phiếu phỏng vấn sâu dựa trên các tiêu chuẩn, hướng dẫn chuyên môn đã được Bộ Y tế và Bộ, ngành ban hành.
-Bước 2: Xin ý kiến góp ý của chuyên gia về bộ mẫu phiếu điều tra. - Bước 3: Tổ chức tập huấn cho điều tra viên (gồm các cán bộ Phòng KDYT biên giới thuộc Cục Y tế dự phòng). Nội dung tập huấn về mục đích cuộc điều tra, kỹ năng phỏng vấn sâu.
- Bước 4: Thử nghiệm bộ mẫu phiếu phỏng vấn sâu. Sau thử nghiệm, hoàn thiện bộ mẫu phiếu phỏng vấn sâu và tiến hành thực địa thu thập số liệu.
2.1.1.9. Công cụ nghiên cứu
- Nghiên cứu định lượng: Sử dụng các mẫu phiếu được thiết kế sẵn để thu thập thông tin mô tả thực trạng về tổ chức, nhân lực, cơ sở vật chất, hoạt động của Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế.
- Nghiên cứu định tính: Sử dụng mẫu câu hỏi bán cấu trúc để thu thập thông tin từ các đối tượng tham gia phỏng vấn sâu. Cuộc phỏng vấn sâu kéo dài khoảng 30 phút với từng đối tượng.