Năng lực ứng phó tại cửa khẩu

Một phần của tài liệu LUẬN_ÁN_Đặng_Quang_Tấn (Trang 106 - 108)

4.1.3.1. Công tác kiểm tra, giám sát các đối tượng KDYT tại cửa khẩu

Đối tượng phải kiểm dịch y tế tại các cửa khẩu theo quy định bao gồm người và phương tiện xuất nhập cảnh, hàng hóa xuất nhập khẩu có xuất phát hoặc đi qua khu vực có dịch bệnh truyền nhiễm [9]. Các năm từ 2012 đến 2017, số lượng đối tượng phải kiểm dịch y tế tại các cửa khẩu tăng hàng năm, trong đó tăng nhiều nhất là người nhập cảnh đến từ các quốc gia trên thế giới. Trung bình mỗi tháng có khoảng 1.650.000 lượt người qua lại tại các cửa khẩu, tập trung chủ yếu tại các cửa khẩu đường không chiếm khoảng 64%; riêng 3 cửa khẩu hàng không Nội Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất đã chiếm khoảng 80% tổng số lượt người. Đường hàng không cũng chính là đường dễ dàng nhất làm lan truyền dịch bệnh truyền nhiễm từ quốc gia này sang quốc gia khác và giữa các châu lục do tính chất vận chuyển nhanh với số lượng người lớn. Thực tế các năm từ 2012 đến 2017 trên thế giới đã xảy ra nhiều

dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với nguy cơ lây lan quốc tế rất lớn như: cúm A(H7N9) tại Trung Quốc, Ebola tại châu Phi, Hội chứng viêm đường hô hấp cấp tính Trung Đông, sốt vàng. Đến nay, Việt Nam vẫn triển khai giám sát hiệu quả các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này và không để lây lan, xâm nhập, điều đó càng khẳng định vai trò quan trọng của công tác kiểm dịch y tế biên giới ở nước ta [9].

4.1.3.2. Công tác phối hợp liên ngành và hợp tác quốc tế

Điều lệ Y tế quốc tế (IHR 2005) đã đưa các tiêu chí cửa khẩu đủ năng lực đáp ứng dịch bệnh truyền nhiễm và các sự kiện YTCC [55], trong các tiêu chí đó có việc phối hợp liên ngành tại cửa khẩu. Việc phối hợp liên ngành tốt sẽ đảm bảo hiệu quả cho các hoạt động giám sát, phát hiện và xử lý dịch tại của khẩu của cơ quan KDYT. Tại các cửa khẩu quốc tế lớn, việc phối hợp liên ngành được thực hiện tốt [38] , nhất là trong thời gian có dịch bệnh đang xảy ra ở quốc tế (như: cúm A(H7N9) tại Trung Quốc, Ebola tại châu Phi, MERS- CoV tại Trung Đông...), cơ quan KDYT thường được ưu tiên tham vấn ý kiến và được bố trí ở vị trí đầu tiên trong dây chuyền kiểm tra tại cửa khẩu [37]. Các Hiệp định kiểm dịch y tế được ký kết giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia có chung đường biên giới [25-27] là các điều kiện thuận lợi cho phối hợp quốc tế, chia sẻ các thông tin kịp thời về dịch bệnh tại mỗi quốc gia theo quy định tại Điều lệ y tế quốc tế.Tuy vậy, ngôn ngữ quốc tế được sử dụng để trao đổi thông tin, hội đàm thường hạn chế và là rào cản do chỉ có 52,4% cán bộ KDYT có thể giao tiếp tiếng Anh, các ngôn ngữ khác như tiếng Trung, tiếng Lào hay Cam pu chia chỉ có 15,4%. Các cán bộ KDYT thường là tự học các ngoại ngữ này để sử dụng vào công việc chuyên môn khẩu [35]. Chính vì vậy, để tăng cường hợp tác quốc tế, đáp ứng Điều lệ y tế quốc tế và hội nhập quốc tế cần quan tâm và đầu tư cả việc nâng cao trình độ về ngoại ngữ cho các cán bộ KDYT.

Một phần của tài liệu LUẬN_ÁN_Đặng_Quang_Tấn (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(160 trang)
w